2 câu trả lời
Trong những năm 1918 - 1923 của nước Đức:
* Thứ nhất, những khó khăn của nước Đức sau chiến tranh:
- Đức là nước bại trận, chịu nhiều tổn thất nặng nề: kinh tế, chính trị và quân sự hoàn toàn suy sụp.
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11-1918
- Tháng 6-1919, Đức kí Hoà ước Véc-xai với những điều khoản hết sức nặng nề. Điều này đã làm cho nước Đức vốn đã kiệt quệ nay càng thêm rối loạn.
* Thứ hai, phong trào cách mạng dâng cao.
- Tháng 11-1918, cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ. Mùa hè năm 1919, nền cộng hoà Vaima ra đời.
- Tháng 12-1918, Đảng Cộng Sản Đức thành lập, trực tiếp lãnh đạo phong trào.
- Đỉnh cao của phong trào là cuộc nổi dậy của công nhân vùng Ba-vi-e (4-1919), dẫn đến sự thành lập nước Cộng hoà Xô viết Ba-vi-e.
- Tháng 10-1923, công nhân Hăm-buốt khởi nghĩa vũ trang nhưng thất bại.
Trong những năm 1924 - 1929, nước Đức bước vào thời kì ổn định và khôi phục kinh tế.
* Chính trị:
- Chế độ Cộng hoà Vai-ma được củng cố, quyền lực của giới tư bản cầm quyền được tăng cường.
- Chính phủ tư sản thi hành chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
- Các Đảng tư sản công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.
* Kinh tế:
- Công nghiệp: sản xuất công nghiệp khôi phục và phát triển mạnh. Đến năm 1929, vượt qua Anh, Pháp, đứng đầu châu Âu.
- Các tập đoàn tư bản độc quyền lớn xuất hiện, thâu tóm những ngành kinh tế chính của Đức.
* Đối ngoại: địa vị quốc tế dần dần được phục hồi, gia nhập Hội Quốc liên, kí kết một số hiệp ước với các nước tư bản Châu Âu và Liên Xô.
~ Hết ~
Hãy luôn nhớ cảm ơn, cho câu trả lời hay nhất và vote 5* ,
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 - 1923
* Chính trị:
- Cách mạng lan rộng trên phạm vi toàn quốc, quần chúng đã lật đổ nền quân chủ.
- Năm 1919, Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp và thiết lập chế độ cộng hòa tư sản - thường được gọi là nền Cộng hòa Vaima.
- Phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao trong những năm 1919 - 1923.
- Tháng 12 - 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, trực tiếp lãnh đạo phong trào.
* Kinh tế:
- Với Hòa ước Vécxai, Đức mất đi 1/8 diện tích đất đai, 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt, 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, 1/3 sản lượng thép và một khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,...
- Đức lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tồi tệ chưa từng thấy. Đồng mác sụt giá nghiêm trọng.
2. Những năm ổn định tạm thời (1924 - 1929)
* Chính trị:
- Chế độ Cộng hòa Vaima được củng cố, quyền lực của giới tư bản độc quyền được tăng cường.
- Chính phủ tư sản thi hành chính đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
* Kinh tế: từng bước khắc phục tình trạng hỗn loạn về tài chính, tạo đà cho nền kinh tế khôi phục và phát triển.
- Từ năm 1925, sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh, và đến năm 1929 đã vượt qua Anh, Pháp, đứng đầu châu Âu.
- Quá trình tập trung sản xuất diễn ra mạnh mẽ, các tập đoàn tư bản độc quyền lớn xuất hiện, thâu tóm những ngành kinh tế chính của nước Đức.