Cấu tạo hóa học của ADN? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?

2 câu trả lời

Đáp án:

  • ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.

    - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: với đơn phân là nuclêôtit.

    - Cấu tạo 1 nuclêôtit gồm:

    + 1 phân tử đường (C5H10O4).

    + 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).

    + Bazo nito gồm 4 loại: ađenin (A), timin (T), xitozin (X) và guanin (G).

    Cấu tạo ADN

    - Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.

  • Tính chất của ADN:
    • Tính đa dạng: khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit có thể tạo vô số các ADN
    • Tính đặc thù: mỗi phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng, trình tự sắp xếp và thành phần các nucleotit

Giải thích các bước giải:

 

Đáp án:

ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải): 1 vòng xoắn có: – 10 cặp nuclêôtit. – Dài 34 Ăngstrôn – Đường kính 20 Ăngstrôn.

– Liên kết trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa axít phôtphôric của nuclêôtit với đường C5 của nuclêôtit tiếp theo.

– Liên kết giữa 2 mạch đơn: nhờ mối liên kết ngang (liên kết hyđrô) giữa 1 cặp bazơ nitríc đứng đôi diện theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô hay ngược lại; G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô hay ngược lại). 

– Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:

+ Nếu biết được trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong một mạch đơn này à trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch còn lại. 

+ Trong phân tử ADN: tỉ số:  A+T/ G+X là hằng số nhất định đặc trưng cho mỗi loài

  • Tính đa dạng: khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit có thể tạo vô số các ADN
  • Tính đặc thù: mỗi phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng, trình tự sắp xếp và thành phần các nucleotit

 

Giải thích các bước giải:

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

3 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước