Câu 6. Sự kiện nào chứng tỏ sự thất bại bước đầu của Pháp trong “kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh” A. Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng (9/1858 ) B. Pháp tấn công thành Gia Định 2/1959 C. Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa 2/1861 D. Pháp tấn công căn cứ Tân Hòa Gò công của nghĩa quân Trương Định 2/1863 Câu 7. Điều khoản nào trong hiệp ước Nhâm Tuất là hệ quả nghiêm trọng nhất gây nên sự bất bình của nhân dân A. Bồi thường 20 triệu quan cho Pháp B. Mở 3 cửa biển Đà Nẳng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp và Tây Ban Nha tự do buôn bán C. Nhượng hẳn 3 tỉnh miền đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp D. Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo Câu 8. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa triều đình nhà Nguyễn và Pháp được kí kết trong hoàn cảnh nào? A. Pháp chiếm Gia Định B. Kháng chiến của nhân dân Miên Đông lên cao C. Vua Tự Đức mất D. Pháp chiếm đồ Chí Hòa Câu 9. Sau khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế nào? A. Triều đình phối hợp với nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp B. Triều đình lo sợ không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang C. Triều đình kiên quyết đánh Pháp, nhân dân muốn thương lượng D. Triều đình do dự chủ hòa , nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp Câu 10. Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì rơi vào tay quân Pháp, thái độ của nhân dân ta như thế nào? A. Nhân dân theo lệnh bãi binh, phong trào kháng chiến chấm dứt B. Các đội nghĩa quân chống thực dân Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống C. Nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ trốn D. Các đội nghĩa binh không chịu hạ vũ khí, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi
2 câu trả lời
6.A Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng (9/1858 ). (Kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp bước đầu thất bại ở Đà Nẵng).
7.C Nhượng hẳn 3 tỉnh miền đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp. (mất 1 phần lãnh thổ tổ quốc).
8.B Kháng chiến của nhân dân Miền Đông lên cao. (Triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất trong lúc kháng chiến đang dâng cao).
9.D Triều đình do dự chủ hòa, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp. (Triều đình không dám đánh, bỏ lỡ nhiều cơ hội, nhân dân ta kiên quyết đánh Pháp tới cùng).
10.D Các đội nghĩa binh không chịu hạ vũ khí, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi. (Tuy triều đình ra lệnh bãi binh, nhưng nhân dân vẫn kiên quyết chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng, phong trào "tị địa" diễn ra sôi nổi gây cho Pháp nhiều khó khăn).