Câu 4: Tục ngữ nói “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói lên phẩm chất đạo đức nào của con người. Em hãy nêu biểu hiện của phẩm chất đạo đức đó? Câu 5: Đạo đức là gì? Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? Ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật? Câu 6: Tục ngữ nói “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói về đức tính nào. Tại sao con người cần có lòng tự trọng? Câu 7: Nêu một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

1 câu trả lời

NHỚ VOTE 5* ^^

Câu 4:    Giải thích:

Kẻ chạy đi: những người muốn rời xa ta, làm sai nhưng không biết lối sửa, không có ý định sửa chữa hoặc biết những điều đó là sai lầm nhưng vẫn cố ý làm.

Người chạy lại: những người muốn đến với ta, biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm khi làm sai, muốn được tha thứ để chuộc lỗi.

=> Tục ngữ rất dễ hiểu, nó là sự rộng lòng tha thứ cho người có lỗi lầm. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rộng hơn đó là lòng bao dung, vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hy sinh lợi ích cá nhân cho một điều gì đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của con người. 

 Biểu hiện: Sống vị tha, nhân ái, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác,...

Câu 5:

Đạo đức là : hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.

Ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật: Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, quý mến.

Câu 6:

-Đức tính: khiêm tốn, liêm khiết, sống trong sạch.

Con người cần có lòng tự trọng vì : 

-Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng. Nó là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống. Người có lòng tự trọng sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và tạo nên mối quan hệ lành mạnh.

-Người có lòng tự trọng sẽ được mọi người nhìn bằng ánh mắt tôn trọng và nể phục. Là một trong những đức tính tốt, mỗi chúng ta nên nuôi dưỡng lòng tự trọng cho mình.

Câu 7:

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo:

+ cư xử lễ phép với thầy cô giáo

+ vâng lời thầy cô

+ thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh

+ nhớ ơn thầy cô

+ giúp đỡ thầy cô khi cần thiết

+ học tập tốt

Phải tôn sư trọng đạo vì:

+Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báo của dân tộc ta, thể hiện lòng biết ơn đối với dân tộc ta.

+ Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn mỗi người, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở lên gắn bó với nhau, con người trở nên thủy chung trước sau như một. Đó là truyền thống của ông cha ta từ xưa đến nay.

CHÚC BẠN HOK TỐT^^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm