Câu 4: Nêu định luật ôm cho đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp? Câu 5: Nêu định luật ôm cho đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song? Câu 6: Điện trở của dây dẫn đồng chất tiết diện điều phụ thuộc vào các yếu tố nào của dây? phát biểu và nêu công thức biểu diễn sự phụ thuộc ấy? Câu 7: Biến trở là gì? Biến trở có tác dụng gì? Câu 8: Định nghĩa công suất điện? Nêu các công thức tính công suất điện? Câu 9: Công của dòng điện là gì? Nêu các công thức tính công của dòng điện? Câu 10: Định luật Jun . Len xơ áp dụng cho những vật có đặc điểm gì? Phát biểu đ/l Jum - Lexơ? Nêu công thức của đ/l Jun - Len xơ? Giải thích các kýhiệu trong công thức? Đơn vị của các đại lượng trong công thức đó?
1 câu trả lời
Câu 4:
- Mạch điện mắc nối tiếp các điện trở:
+ Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm.
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành.
Câu 5:
- Mạch điện mắc song song các điện trở:
+ Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.
+ Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.
+ Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ.
Câu 6:
Điện trở của dây phụ thuộc vào chất làm dây, chiều dài dây và tiết diện dây.
Công thức: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)
Câu 7:
- Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số
- Biến trở được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
Câu 8:
Công suất điện là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
Công thức: \(P = IU = {I^2}R = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)
Câu 9:
Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạnh năng lượng khác.
Công thức: \(A = Pt = UIt = {I^2}Rt = \dfrac{{{U^2}}}{R}t\)
Câu 10:
Định luật Jun - Lenxo áp dụng cho những vật có dòng điện chạy qua.
Phát biểu định luật Jun - Lenxo: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Công thức: \(Q = {I^2}Rt\)
Trong đó:
I đo bằng ampe (A); R đo bằng ôm (Ω); t đo bằng giây (s) thì Q đo bằng jun (J)