Câu 31: Sắp xếp các sự kiện dưới đây cho đúng trình tự thời gian: 1.Khởi nghĩa Trương Định. 2.Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến ở mặt trận Đà Nẵng. 3.Khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm. A. 1,3,2. B. 2,1,3. C. 3,2,1. D. 2,3,1. Câu 32: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? A. Mang tính chất độc lập với triều đình. B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn. C. Vừa chống Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng. D. Quy tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn, tổ chức chặt chẽ. Câu 33: Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới? A. Phong trào kháng chiến chống của nhân dân ta tạm thời lắng xuống. B. Nhân dân ta cùng với triều đình nhà Nguyễn kháng chiến chống Pháp. C. Vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng. D. Phong trào kháng chiến chống Pháp tiếp tục phát triển mạnh. Câu 34: Trong cuộc xâm lược Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XIX, sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch A. phòng ngự tích cực. B. vừa phòng ngự vừa tấn công. C. chinh phục từng gói nhỏ. D. chủ động phản công. Câu 35: Đâu là đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ở Nam Kì sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? A. Không tiếp tục kháng chiến vì lệnh bãi binh của triều đình. B. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra với qui mô nhỏ và phân tán. C. Qui tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn, tổ chức chặt chẽ. D. Lực lượng khởi nghĩa qui tụ gồm nhiều thành phần xã hội. Câu 36: Nguyên nhân nào dưới đây là quan trọng nhất làm cho kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp trong cuộc xâm lược Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XIX bước đầu bị thất bại? A. Phong trào kháng chiến mạnh mẽ của quân dân ta ở Đà Nẵng. B. Quân Pháp đã suy yếu, thiếu lương thực và vũ khí. C. Vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân Gia Định. D. Quân Pháp không quen thuộc địa hình, địa thế ở Việt Nam. Câu 37: Chính sách “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây của nhà Nguyễn ở giữa thế kỷ XIX đã dẫn đến hậu quả gì? A. Phong trào đấu tranh chống Pháp và phong kiến diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam Kì. B. Làm rạn nứt khối đoàn kết toàn dân tộc, gây bất lợi cho cuộc kháng chiến sau này. C. Tạo điều kiện cho Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược Bắc Kì lần thứ hai. D. Tạo điều kiện cho Pháp mở cuộc tấn công vào Kinh thành Huế. Câu 38: Để chống lại liên quân Pháp - Tây Ban Nha, tại mặt trận Đà Nẵng (1858), quân dân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật gì? A. Đắp lũy phòng thủ, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. B. Tập trung toàn bộ lực lượng, chủ động tấn công. C. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ Kinh thành Huế. D. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp. Câu 39: Nội dung nào dưới đây khi nói về nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867 là không đúng? A. Một số lãnh tụ tiêu biểu của phong trào bị thực dân Pháp bắt. B. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn. C. Các sĩ phu không bám đất, bám dân để tổ chức kháng chiến. D. Do tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta Câu 40: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là A. quốc gia phong kiến đã mất chủ quyền dân tộc. B. quốc gia phong kiến phát triển mạnh. C. quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền. D. quốc gia phong kiến, bị lệ thuộc vào nhà Thanh.

2 câu trả lời

31: C

32:D

33:A

34:B

35:C

36:A

37:D

38:C

39:B

40:D

31. b

32.a

33. c

34 a

35 b

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau: Thời gian có thể chữa lành mọi vết thương, chấn chỉnh mọi sai sót, và biến mọi lỗi lầm thành tài sản. Song, nó chỉ thích chơi với những ai có thể giết chết sự trì hoãn và biết hướng đến các mục tiêu cụ thể với mục đích rõ ràng. Cứ mỗi giây phút trôi qua, khi đồng hồ gõ đều để rút dần khoảng cách là khi thời gian đang chạy đua với từng người. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại, bởi không ai có thể lấy lại được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Hãy tiến về phía trước với sự quả quyết và đúng lúc, rồi thời gian sẽ yêu mến bạn. Nếu bạn lưỡng lự hay đứng yên, thời gian sẽ loại bạn ra khỏi cuộc chơi. Cách duy nhất để tiết kiệm thời gian là sử dụng nó một cách khôn ngoan. Hãy cho tôi biết bạn sử dụng thời gian nhàn rỗi như thế nào và tiêu tiền ra sao, tôi sẽ cho bạn biết mười năm nữa bạn là ai và đang ở đâu. Ngày hôm nay là ngày quan trọng nhất. Đừng chờ đợi ngày mai. Hãy sống trọn vẹn cho hôm nay. Đừng để sự lo lắng, thất vọng, tức giận hay hối hận… xuất hiện trong ngày hôm nay của bạn. Tất cả đều đã thuộc về quá khứ hoặc chỉ xảy đến trong tương lai. Hãy làm việc thật nghiêm túc và sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, đâu là ý nghĩa của thời gian ?

3 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước