Câu 3. Thế nào là tự trọng? Sưu tầm 5 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lòng tự trọng? Câu 4. Đạo đức và kỉ luật là gì? Chỉ ra mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. Câu 5. Thế nào là yêu thương con người? Trình bày nghĩa của yêu thương con người. Câu 6. Xem lại các bài tập 3d (SGK tr8); 3a (SGK tr11); 3c (SGK tr14); 3a (SGK tr16)

2 câu trả lời

Trả lời:

Câu 3:

-Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của minhfcho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ : cư xử đàng hoàng, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.

1. Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.

2. Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

3. Ai ơi chớ vội cười nhau
Ngẫm mình cho kỹ trước sau hãy cười.

4. Cứ trong đạo lý luân thường
Làm người phải giữ kỷ cương làm đầu.

5. Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.

Câu 4:

-Đạo đức là một trong những tính cách  giá trị của một con người. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện về đạo đức, có lối sống chuẩn mực  có nét đẹp trong đời sống  tâm hồn.

-Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.

-Giữa đạo đức kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác.

Câu 5:

-Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn

-Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn, phát huy

Câu 6:

-Bài tập 3d - sgk tr8:

- Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không giấu dốt.

-  Đối với cha mẹ, thầy cô giáo, phải thật thà ngay thẳng.

-  Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.

-Bài tập 3a - sgk tr 11

- Rô-be muốn giữ lời hứa của mình và chứng minh mình không phải là người dối trá.

- Rô-be là người giàu tự trọng, không để cái nghèo làm hạ nhân phẩm của mình.

- Không muốn người khác coi thường hai anh em, dù chết cũng phải chết trong sự trong sạch.

-Bài tập 3c - sgk tr14

- Em không đồng ý với ý kiến trên bởi vì: Vì hoàn cảnh nhà bạn Tuấn nghèo nên bạn mới buộc phải bỏ các buổi hoạt động tập thể lớp trong ngày chủ nhật để kiếm tiền phụ bố mẹ. Điều đó là điều mà bản thân Tuấn không hề mong muốn. Ngoại trừ chủ nhật, từ thứ 2 đến thứ 6 Tuấn vẫn đi học và tham gia các hoạt động của lớp đầy đủ. Những ngày vắng mặt Tuấn đến báo cáo xin nghỉ với lí do rất chính đáng là đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình vì hoàn cảnh của gia đình Tuấn rất khó khăn, Tuấn không có điều kiện để tham gia cùng các bạn mặc dù đó là điều ngoài ý muốn của Tuấn. Như vậy là Tuấn có ý thức tôn trọng quy định, hoạt động của tập thế. Do đó, không thể nói Tuấn là người thiếu ý thức kỉ luật.

- Nếu em học cùng lớp với Tuấn em sẽ:

+ Động viên Tuấn để bạn ấy cố gắng vươn lên học tập tốt.

+ Vận động bạn bè có thể đóng góp và san sẻ bớt một phần khó khăn cho Tuấn cũng như là gia đình Tuấn.

+ Em cùng các bạn có thể giúp Tuấn bằng những việc mà Tuấn có thể làm được.

-Bài tập 3a - sgk tr16

- Nam là người có đức tính yêu thương con người. Biết mẹ Hải ốm, không cần ai nhắc nhở, Nam đã biết đến thăm và giúp đỡ Hải khi mẹ đang ốm.

- Long là người có đức tính yêu thương con người. Bởi mặc dù Thúy chỉ là một em bé hàng xóm nhưng biết Thúy bị thương bố mẹ lại đi vắng nên Long đã giúp đỡ em trong khi em còn nhỏ chua biết gì. Ngoài ra, em Thúy đảm bảo sức khỏe, Long còn biết mời bác sĩ đến băng khám vết thương cho em.

- Toàn không phải là người có tính yêu thương còn người. Bởi Vân với Toàn học cùng lớp, Vân lại đang ốm không thể đi học được. Do đó, Vân mới nhờ sự giúp đỡ của Toàn. Thế nhưng Toàn lại từ chối.

- Hồng là người có đức tính yêu thương con người bởi Hồng biết hút thuốc là không có lợi cho sức khỏe. Hồng muốn Trung khỏe mạnh nên mới khuyên bảo Trung đừng hút thuốc nữa.

Chúc bạn học tốt !

Cho mk 5* vs ctlhn nhé cảm ơn ạ

 Câu 3:

- Tự trọng là biết coi trọng phẩm cách, điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực của xã hội.

- Ca dao, tục ngữ:

1. Nghèo cho sạch, rách cho thơm.

2. Danh dự quý hơn tiền bạc.

3. (Thà) Chết vinh còn hơn sống nhục.

4. Giấy rách phải giữ lấy lề.

5. Đói miếng hơn tiếng đời.

 Câu 4: 

Đạo đức là những quy định, chuẩn mực ứng xử của mình với người ta, với thiên nhiên, công việc, môi trường sống.

Kỉ luật là những quy định chung của 1 cộng đồng, tổ chức xã hội. Quy định yêu cầu ta phải thân theo để tạo sự thống nhất hành động để đạt chất lượng , hiệu quả.

 → Mối quan hệ: chặt chẽ. Những con người có đạo đức là người luôn tự giác tuân thủ nghiêm ngặt kỉ luật, chấp hành tốt kỉ luật → có đạo đức. 

 Câu 6: tự xem lại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm