Câu 3: Nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. Nêu ưu, nhược điểm của từng biện pháp. Câu 4: Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất? Với điều kiện ở địa phương em thì nên vận dụng những biện pháp nào? Vì sao?

2 câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Câu 3:

⇒ Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:

+ Biện pháp cách tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại: VD: Vệ sinh, làm đất, gieo trồng...

+ Biện pháp thủ công: VD: Dùng tay, vợt, bẫy đèn..

+ Biện pháp sinh học: VD: Nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim..

+ Biện pháp hóa học: VD: Dùng các loại thuốc hóa học

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật: VD: Kiểm tra, sử lí sản phẩm

⇒Ưu, nhược điểm của từng biện pháp:

*Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại:

+ Ưu điểm: Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài

+ Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh

* Biện pháp thủ công:

+ Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh

+ Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công, khi sâu bệnh quá nhiều thì không thể sử dụng.

*Biện pháp hóa học

+ Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công

+ Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, gia súc, ô nhiễm môi trường, giết chết các vi sinh vật khác trong ruộng, con người khi ăn phải thực phẩm sử dụng quá nhiều chất hóa học có thể bị ngộ độc nghiêm trọng.

*Biện pháp sinh học

+ Ưu điểm: Hiệu quả cao không gây ô nhiễm

+ nhược điểm: Không áp dụng được cho toàn bộ các loài sâu bệnh

*Biện pháp kiểm dịch thực vật:

+ Ưu điểm: Ngăn chặn được sự lây lan của sâu bệnh nguy hiểm

+ Nhược điểm: Không ngăn chặn được những sâu bệnh đã phổ biến, thực chất chỉ ngăn được sự lây lan của những bệnh mới

Câu 4:

Những biện pháp cải tạo đất là:

- Cày sâu, bừa kĩ, kết hợp bón phân hữu cơ đối với đất bạc màu.

- Làm ruộng bậc thang đối với đất dốc.

- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh đối với đất dốc.

- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên đối với đất phèn.

- Bón vôi đối với đất chua.

Với điều kiện ở địa phương em thì nên vận dụng những biện pháp. Vì sao?

+ Cày sâu, bừa kĩ, kết hợp bón phân hữu cơ đối với đất bạc màu.

+Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên đối với đất phèn.

+Bón vôi đối với đất chua.

Vì: Để cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất, bắt đất phải làm ra lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, của cải, để nuôi sống và phục vụ con ngườiì: 



`text[Câu 3]`

Nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là:

- Làm đất.
- Chăm sóc và bón phân hợp lý.
- Gieo trồng đúng thời vụ.
- Trồng xen kẽ giữa các loại cây.
- Vệ sinh đồng ruộng.
Ưu, nhược điểm của từng biện pháp là:
- Ưu điểm của biện pháp Sinh học: an toàn cho môi trường và cho con người, hiệu quả lâu dài.
- Nhược điểm: hiệu quả chậm, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.

`text[Câu 4]`

Những biện pháp cải tạo đất là:

- Cày sâu, bừa kĩ, kết hợp bón phân hữu cơ đối với đất bạc màu.

- Làm ruộng bậc thang đối với đất dốc.

- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh đối với đất dốc.

- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên đối với đất phèn.

- Bón vôi đối với đất chua.

Với điều kiện ở địa phương em thì vận dụng những biện pháp là:

 Biện pháp cải tạo đất như: cày sâu bừa kỹ, bón phân, bón vôi, làm ruộng bậc thang, thuỷ lợi

Vì: nó dễ làm nên được rất nhiều người dân ở địa phương vận dụng

Câu hỏi trong lớp Xem thêm