Câu 26. Một kim nam châm được đặt tự do trên trục thẳng đứng. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. A. Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc. B. Kim nam châm luôn chỉ hướng Nam- Bắc. C. Kim nam châm không thay đổi hướng. D. Kim nam châm mất từ tính. Câu 27. Nam châm hình chữ U hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở A. phần cong của nam châm. B. phần thẳng của nam châm. C. hai từ cực của nam châm. D. từ cực Bắc của nam châm. Câu 28. Một thanh nam châm thẳng được cưa ra làm nhiều đoạn ngắn, chúng sẽ trở thành A. những nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ chỉ có một từ cực . B. những nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ có đầy đủ hai từ cực . C. những thanh kim loại nhỏ không có từ tính. D. những thanh hợp kim nhỏ không có từ tính. Câu 29. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về ống dây có dòng điện chạy qua? A. Ống dây có dòng điện hút được các vật bằng sắt, thép. B. Ống dây có dòng điện cũng có các từ cực giống như một nam châm. C. Khi đổi chiều dòng điện thì đường sức từ của ống dây cũng đổi chiều. D. Từ trường của ống dây là từ trường vĩnh cửu. Câu 30. Từ trường trong ống dây có dòng điện mạnh nhất ở các vị trí nào? A. Ở hai đầu ống dây. B. Ở đầu ống dây là cực bắc. C. Ở đầu ống dây là cực nam. D. Ở trong lòng ống dây. Câu 31. Trong nam châm điện: A. Nam châm nào có dòng điện chạy qua càng nhỏ thì nam châm đó càng mạnh. B. Nam châm nào có số vòng dây càng ít thì nam châm đó càng mạnh. C. Nam châm nào có dòng điện chạy qua càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì nam châm đó càng mạnh. D. Nam châm nào có dòng điện chạy qua càng lớn và số vòng dây càng ít thì nam châm đó càng mạnh. Câu 32. Khi tăng số vòng dây của nam châm điện thì lực từ của nam châm điện A. tăng. B. giảm. C. không tăng, không giảm. D. lúc tăng, lúc giảm.
2 câu trả lời
Đáp án:
Câu 26. A;
Câu 27. C;
Câu 28. B;
Câu 29. D;
Câu 30. A;
Câu 31. C;
Câu 32. A.
Giải thích các bước giải:
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm