Câu 21: Pháp đã có hành động gì để thiết lập đạo quân nội ứng khi tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) A. Đề nghị ta mở các cửa cảng biên giới phía Bắc. B. Nhận lời đề nghị thương thuyết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. C. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc. D. Lôi kéo, kích động các toán thổ phỉ. Câu 22: Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? A. Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết. B. Do so sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta. C. Triều đình sợ phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển. D. Triều đình sợ Pháp. Câu 23: Đánh giá nào sau đây là đúng khi nói về phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc kì sau khi triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hác măng (1883)? A. Nhân dân chủ động duy trì thế phòng thủ, xây dựng lực lượng chống Pháp. B. Phong trào đấu tranh của nhân dân không giảm sút mà liên tục dâng cao và lan rộng. C. Phong trào đấu tranh tạm lắng xuống khi nhà Nguyễn kí Hiệp ước 1874. D. Một số cuộc kháng chiến của nhân dân bị đàn áp nên chấm dứt hoạt động. Câu 24: Phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam diễn ra như thế nào sau khi Pháp chiếm được thành Hà Nội năm 1873? A. Phong trào vẫn diễn ra quyết liệt. B. Hoạt động cầm chừng. C. Tạm thời dừng hoạt động. D. Hợp tác với Pháp. Câu 25: Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp? A. Patơnốt. B. Hácmăng. C. Giáp Tuất. D. Nhâm Tuất. Câu 26: Đánh giá nào sau đây là đúng khi nói về phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc kì sau khi triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hác măng (1883)? A. Phong trào đấu tranh của nhân dân không giảm sút mà liên tục dâng cao và lan rộng. B. Phong trào đấu tranh tạm lắng xuống khi nhà Nguyễn kí Hiệp ước 1874. C. Một số cuộc kháng chiến của nhân dân bị đàn áp nên chấm dứt hoạt động. D. Nhân dân chủ động duy trì thế phòng thủ, xây dựng lực lượng chống Pháp. Câu 27: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc. B. Khai thác tài nguyên khoáng sản. C. Giải quyết vụ Ðuy Puy. D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862.. Câu 28: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phản ứng của nhân dân Việt Nam sau khi triều đình Huế kí với thực dân Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883)? A. Không tuân lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục đứng lên kháng chiến. B. Viết tâm thư đề nghị Tôn Thất Thuyết trừ khử những người trong phe chủ hòa. C. Nhiều quan lại ở các địa phương không về kinh thành, mộ binh khởi nghĩa. D. Nhân dân cả nước phản ứng quyết liệt, chống lại lệnh bãi binh của triều đình. Câu 29: Vì sao thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất(1873)? A. Nhằm mở rộng thị trường và khai thác nguyên nhiên liệu. B. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước Nhâm Tuất. C. Do nhà Nguyễn không đồng ý cho Pháp buôn bán ở Sông Hồng. D. Lấy cớ giải quyết vụ Ðuy Puy. Câu 30: Phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam diễn ra như thế nào sau khi Pháp chiếm được thành Hà Nội năm 1873? A. Phong trào vẫn diễn ra quyết liệt. B. Tạm thời dừng hoạt động. C. Hoạt động cầm chừng. D. Hợp tác với Pháp. Câu 31: Chiến thắng nào của quân ta có ý nghĩa lớn nhất khi Pháp xân lược Bắc Kì lần thứ nhất? A. Nguyễn Tri Phương lãnh đạo binh lính bảo vệ thành Hà Nội. B. Trận đánh của 100 binh sĩ ở Ô Thanh Hà. C. Nhân dân các tỉnh Bắc Kì chống Pháp quyết liệt. D. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất. Câu 32: Pháp đã có hành động gì để thiết lập đạo quân nội ứng khi tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) A. Nhận lời đề nghị thương thuyết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. B. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc. C. Lôi kéo, kích động các toán thổ phỉ. D. 33Đề nghị ta mở các cửa cảng biên giới phía Bắc. Câu 9: So sánh phương thức, tổ chức chiến đấu chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn và các cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân trong giai đoạn 1882- 1884? A. Nhân dân thì thiếu sáng tạo, Triều đình thì linh hoạt B. Triều đình và quần chúng nhân dân đều rập khuôn, lạc hậu khó thành công. C. Triều đình và quần chúng nhân dân đều sáng tạo, độc đáo, phong phú. D. Triều đình thì rập khuôn, thiếu sáng tạo, nhân dân thì linh hoạt, sáng tạo Câu 34: Điểm khác biệt giữa Hiệp ước Giáp Tuất (1874) và Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là A. triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. B. triều đình bồi thường chiến phí cho Pháp. C. triều đình thừa nhận 3 tỉnh miền Đông Nam Kì thuộc Pháp D. mở các cửa biển cho Pháp tự do đi lại.

2 câu trả lời

21 - C

22 - A

23 - B

24 - A

25 - A

26 - A

27 - C

28 - C

29 - A

30 - A

31 - D

32 - B

33 - D

34 - A

21 - C. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc.

22 - A. Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

23 - B. Phong trào đấu tranh của nhân dân không giảm sút mà liên tục dâng cao và lan rộng.

24 - A. Phong trào vẫn diễn ra quyết liệt.

25 - A. Patơnốt.

26 - A. Phong trào đấu tranh của nhân dân không giảm sút mà liên tục dâng cao và lan rộng.

27 - C. Giải quyết vụ Ðuy Puy.

28 - C. Nhiều quan lại ở các địa phương không về kinh thành, mộ binh khởi nghĩa.

29 - A. Nhằm mở rộng thị trường và khai thác nguyên nhiên liệu.

30 - A. Phong trào vẫn diễn ra quyết liệt.

31 - D. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất.

32 - B. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc.

33 - D. Triều đình thì rập khuôn, thiếu sáng tạo, nhân dân thì linh hoạt, sáng tạo

34 - A. triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau: Thời gian có thể chữa lành mọi vết thương, chấn chỉnh mọi sai sót, và biến mọi lỗi lầm thành tài sản. Song, nó chỉ thích chơi với những ai có thể giết chết sự trì hoãn và biết hướng đến các mục tiêu cụ thể với mục đích rõ ràng. Cứ mỗi giây phút trôi qua, khi đồng hồ gõ đều để rút dần khoảng cách là khi thời gian đang chạy đua với từng người. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại, bởi không ai có thể lấy lại được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Hãy tiến về phía trước với sự quả quyết và đúng lúc, rồi thời gian sẽ yêu mến bạn. Nếu bạn lưỡng lự hay đứng yên, thời gian sẽ loại bạn ra khỏi cuộc chơi. Cách duy nhất để tiết kiệm thời gian là sử dụng nó một cách khôn ngoan. Hãy cho tôi biết bạn sử dụng thời gian nhàn rỗi như thế nào và tiêu tiền ra sao, tôi sẽ cho bạn biết mười năm nữa bạn là ai và đang ở đâu. Ngày hôm nay là ngày quan trọng nhất. Đừng chờ đợi ngày mai. Hãy sống trọn vẹn cho hôm nay. Đừng để sự lo lắng, thất vọng, tức giận hay hối hận… xuất hiện trong ngày hôm nay của bạn. Tất cả đều đã thuộc về quá khứ hoặc chỉ xảy đến trong tương lai. Hãy làm việc thật nghiêm túc và sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, đâu là ý nghĩa của thời gian ?

3 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước