Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị? A. Tính tình dễ dãi, xuề xòa. B. Nói năng nhẹ nhàng, dễ hiểu. C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài. D. Hà tiện, hạn chế quá mức tiêu dùng. Câu 4. Tục ngữ « Cây ngay không sợ chết đứng» nói về đức tính gì dưới đây? A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Trung thực. D. Khiêm tốn. Câu 6. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng tự trọng? A. Chỉ thực hiện lời hứa với người đã giúp mình. B. Dù nhà nghèo nhưng luôn ăn mặc nghiêm chỉnh. C. Chỉ trật tự trong giờ cô giáo chủ nhiệm. D. Chỉ nghe lời các thầy cô đang dạy mình. Câu 7. Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ học nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Hành vi đó cho thấy bạn V đã không thực hiện đúng phẩm chất nào dưới đây? A. Tự trọng. B. Giản dị. C. Khiêm tốn D. Chăm chỉ. Câu 8. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người? A. Chỉ ủng hộ đồng bào bị bão lũ khi có người đến vận động quyên góp. B. Giúp đỡ người gặp khó khăn với mục đích khi mình gặp khó khăn thì họ sẽ giúp đỡ lại. C. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn vì mong họ vượt qua được khó khăn, có cuộc sống tốt hơn. D. Giúp người khác để mong xóa đi mặc cảm tội lỗi trong quá khứ. Câu 9.Theo em, câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về lòng yêu thương con người? A. Chị ngã em nâng B. Thương người như thể thương thân C. Gió chiều nào theo chiều ấy. D. Đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Câu 10: Đoàn kết, tương trợ có nghĩa là A. thường xuyên che dấu khuyết điểm cho nhau mỗi khi mắc lỗi. B. thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. C. chia sẻ tiền cho nhau và rủ rê nhau đi chơi điện tử. D. không góp ý cho thái độ sai của bạn vì sợ bạn mất lòng. Câu 11. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của kỉ luật? A. Hút thuốc lá tại cây xăng B. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông C. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông D. Không nói chuyện riêng trong lớp Câu 12. Vào lúc rảnh rỗi, D dành một phần thời gian để giúp đỡ mẹ việc nhà và một phần thời gian để học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của D cho thấy D là một người như thế nào? A. D là người sống giản dị. B. D là người có lòng tự trọng. C. D là người trung thực. D. D là người có đạo đức và kỷ luật. Câu 13 Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng. B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng. C. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. D. Không có mối quan hệ với nhau. Câu 14: Hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của đạo đức ? A. Ủng hộ người nghèo. B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp. C. Tuyên truyền về an toàn giao thông. D. Vứt rác nơi công cộng. Câu 15. Câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ : A.Chung lưng đấu cật. B. Khai thác gỗ trái phép. C. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. D. Đổ rác xuống sông, hồ. II. TỰ LUẬN Câu 1. Thế nào là sống giản dị? Nêu một số việc làm của bản thân thể hiện lối sống giản dị? Câu 2. Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính trung thực? Câu 3. - Em hãy tìm những câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người và đoàn kết tương trợ. - Thời gian vừa qua thành phố Vũng Tàu, nhà trường đã và đang tích cực phòng, chống dịch Covid 19, em hãy cho biết một số hoạt động yêu thương, đoàn kết tương trợ mà em đã biết đến? Câu 4. Tình huống: Sáng nay cô giáo sẽ trả bài kiểm tra Toán. Sơn thầm nghĩ, chắc bài của mình và Đại tốt lắm đây vì hôm đó hai đứa cùng nhau” góp sức” để làm bài kiểm tra mà. Đúng là “ hai cái đầu vẫn hơn một cái đầu”. Sơn tự hào, sung sướng mỉm cười. a.Em có tán thành với suy nghĩ và việc làm của Sơn và Đại trong tình huống trên không. Tại sao? b.Nếu là bạn của Sơn và Đại em sẽ góp ý như thế nào cho hai bạn?

2 câu trả lời

Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị?

Trả lời: - C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài.

Câu 4. Tục ngữ « Cây ngay không sợ chết đứng» nói về đức tính gì dưới đây?

Trả lời: -C. Trung thực.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng tự trọng?

Trả lời: -B. Dù nhà nghèo nhưng luôn ăn mặc nghiêm chỉnh.

Câu 7. Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ học nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Hành vi đó cho thấy bạn V đã không thực hiện đúng phẩm chất nào dưới đây?

Trả lời: -A. Tự trọng

Câu 8. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?

Trả lời: - C. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn vì mong họ vượt qua được khó khăn, có cuộc sống tốt hơn.

Câu 9.Theo em, câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về lòng yêu thương con người?

Trả lời: -C. Gió chiều nào theo chiều ấy.

Câu 10: Đoàn kết, tương trợ có nghĩa là

Trả lời: -B. thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

Câu 11. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của kỉ luật?

Trả lời: -D. Không nói chuyện riêng trong lớp

Câu 12. Vào lúc rảnh rỗi, D dành một phần thời gian để giúp đỡ mẹ việc nhà và một phần thời gian để học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của D cho thấy D là một người như thế nào?

Trả lời: -D. D là người có đạo đức và kỷ luật.

Câu 13 Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời: -C. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Câu 14: Hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của đạo đức ?

Trả lời: -D. Vứt rác nơi công cộng.

Câu 15. Câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ :

Trả lời: -A.Chung lưng đấu cật.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Thế nào là sống giản dị?

Trả lời: - Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thân, gia đình, xã hội

Nêu một số việc làm của bản thân thể hiện lối sống giản dị?

Trả lời: - Không xa hoa, lãng phí

           - Không cầu kì kiểu cách

           - Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài

Câu 2. Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

Trả lời: - Là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người

           - Giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các quan hệ xã hội

            - Được mọi người tin yêu, kính trọng

  Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính trung thực?

Trả lời: - Dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm

           - Không đổ lỗi cho người khác 

           - Không quay cóp trong giờ kiểm tra

Câu 3. - Em hãy tìm những câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người. 

Trả lời: - Thương người như thể thương thân

            - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

            - Chị ngã em nâng

- Em hãy tìm những câu ca dao tục ngữ về đoàn kết tương trợ.

Trả lời: - Một cây làm chẳng lên non. Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

            - Góp gió thành bão

            - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn

- Thời gian vừa qua thành phố Vũng Tàu, nhà trường đã và đang tích cực phòng, chống dịch Covid 19, em hãy cho biết một số hoạt động yêu thương, đoàn kết tương trợ mà em đã biết đến?

 Trả lời: - Ủng hộ tiền giúp người nghèo

Mua tăm hộ người mù

Đóng góp tiền và quỹ vắc xin,....

Câu 4. Tình huống: Sáng nay cô giáo sẽ trả bài kiểm tra Toán. Sơn thầm nghĩ, chắc bài của mình và Đại tốt lắm đây vì hôm đó hai đứa cùng nhau” góp sức” để làm bài kiểm tra mà. Đúng là “ hai cái đầu vẫn hơn một cái đầu”. Sơn tự hào, sung sướng mỉm cười.

a.Em có tán thành với suy nghĩ và việc làm của Sơn và Đại trong tình huống trên không. Tại sao?

Trả lời: -Em không tán thành với suy nghĩ của Sơn và Đại. Vì bạn không trung thực trong lúc kiểm tra. 

b.Nếu là bạn của Sơn và Đại em sẽ góp ý như thế nào cho hai bạn?

Trả lời: - Nếu là bạn của Sơn và Đại em sẽ góp ý không nên làm như vậy vì quá lạm dụng vào nhau. Như vậy mai mốt đi thi sẽ không làm được bài

 ( Đáp án đây nhé. Cho mik xin vote 5 + cám ơn + ctlhn nha)

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHỚ VOTE 5+ CÁM ƠN + CTLHN NHA

Câu 2.B. Nói năng nhẹ nhàng, dễ hiểu.

Câu 4.C. Trung thực.

Câu 6.B. Dù nhà nghèo nhưng luôn ăn mặc nghiêm chỉnh.

Câu 7. A. Tự trọng.

Câu 8.C. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn vì mong họ vượt qua được khó khăn, có cuộc sống tốt hơn.

Câu 9C. Gió chiều nào theo chiều ấy.

Câu 10:B. thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

Câu 11.D. Không nói chuyện riêng trong lớp

Câu 12.D. D là người có đạo đức và kỷ luật.

Câu 13C. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 14:D. Vứt rác nơi công cộng.

Câu 15.A.Chung lưng đấu cật.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

sống giản dị là cách sống không cầu kì, xa hoa, cách sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội,hoàn cảnh cá nhân. Sự giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: từ cách sử dụng vật chất, lời ăn tiếng nói hằng ngày,cách hành xử của mỗi người, cử chỉ, cách thể hiện bản thân...

vd

Không xa hoa lãng phí, phô trương.
Không cầu kì kiểu cách.
Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 2.

Vai trò, ý nghĩa của trung thực

  • Giúp con người hoàn thiện nhân cách
  • Trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội.
  • Là đức tính mà mỗi học sinh cần có để có hiệu quả học tập tốt nhất, những thành công bằng chính lực học của mình, góp phần hình thành nhân cách sau này.
  • Giúp bạn có ý thức tốt trong học tập, được bạn bè và thầy cô yêu mến.
  • Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt
  • Có kiến thức thực, làm giàu có tri thức của bản thân
  • Trong kinh doanh, dịch vụ, trung thực sẽ tạo dựng được uy tín và có được niềm tin của khách hàng, mang lại hiệu quả cao.
  • Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.

=> Mọi hoạt động trong đời, học tập đều cần có đức tính trung thực, chính vì thế đây là một đức tính hết sức quan trọng.

  • để rèn tính trung thực em cần:
  • Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi
  • Không báo cáo sai sự thật, không tham lam lấy của người khác làm của mình
  • Sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, làm hại đến người tiêu dùng,
  • Không quay cóp, chép bài của bạn
  • Không mở tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra
  • Không chạy điểm, không dùng bằng giả.

Câu 3.

Ca dao tục ngữ về đoàn kết tương trợ

  • Cả bè hơn cây nứa.
  • Góp gió thành bão.
  • Hợp quần gây sức mạnh.
  • Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
  • Giỏi một người không được, chăm một người không xong.
  • Chết cả đống còn hơn sống một người.
  • Chung lưng đấu cật.
  • Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

1 số hoạt động em biết:

hoạt động ủng hộ tiền giúp người nghèo, mua tăm hộ người mù, đóng góp tiền và quỹ vắc xin,.......

Câu 4..

a.Em ko tán thành với suy nghĩ và việc làm của Sơn và Đại trong tình huống trên.Tại vì hai bạn đã thể hiện được tính đoàn kết nhưng trong giờ kiểm tra hai bạn không nên quá lạm dụng như thế.

b. Nếu là bạn của Sơn và Đại em sẽ góp ý :

Sơn và Đại hai cậu đã cố gắng làm bài tốt rồi nhưng hai người không nên lạm dụng nhau quá vì nếu có 2 bài kiểm tra giống nhau thì chắc chắn cô giáo sẽ ko hày lòng về việc này , và có thể bị hiểu lầm bạn kia chép bạn này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm