Câu 2 (7 điểm): Từ bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt (Trích SGK Ngữ văn 9 -Tập 1), trong vai nhân vật người cháu, em hãy kể lại câu chuyện cảm động về tình bà cháu.
2 câu trả lời
I - Mở bài:
Giới thiệu về mình (Nhân vật trữ tình trong bài thơ)
II - Thân bài:
Nhân vật trữ tình kể theo mạch kể riêng của mình nhưng đảm bảo được mạch cảm xúc của bài thơ là:
Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu.Từ kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao qúy của bà. Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm thương, nhớ mong về bà khi ở xa bà... Ví dụ hình thành mạch kể riêng:
* Cách 1:
1 - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
2 - Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
3 - Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
4 - Nỗi niềm của cháu khi đã trưởng thành, đi xa về bà
* Cách 2:
1 - Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuộn phim quay chậm.
2 - Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội.
3 - Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng, hạnh phúc được ở bên bà.
4 - Đóng vai người cháu, kể lại nội dung bài thơ Bếp Lửa - Bằng Việt. Yêu cầu có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại nội tâm - Từ kỷ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa.
5 - Giờ đây tôi đã trưởng thành, nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa.
III - Kết bài:
Niềm mong ước, suy nghĩ của nhân vật trữ tình từ hình ảnh bà và bếp lửa