Câu 1:trung thực là gì?Biểu hiện của đức tính trung thực?Tại sao cần phải có đức tính trung thực ? Câu 2 Đạo đức là gì ? Kỉ luật là gì ? Biểu hiện của người có đạo đức và kỉ luật ? Câu 3 Em có dự định gì về rèn luyện đạo đức và kỉ luật nhà trường năm tháng còn là học sinh Câu 4 Thế bào là tôn sư trọng đạo? Biểu hiện của tôn sư trọng đạo Tìm những câu ca dao tục ngữ thành ngữ về biết ơn thầy cô giáo ? giải thích nghĩa câu tục ngữ đó ?

2 câu trả lời

Câu 1: 

- Trung thực nghĩa là thật thà, ngay thẳng, không dối trá. Người sống trung thực là người tôn trọng lẽ phải, luôn nói đúng sự thật và dũng cảm nhận lỗi.

- Biểu hiện: 

+ Phải biết kính trên nhường dưới, nghe lời cha mẹ.

+ Khi được hỏi thì phải giải đáp đúng và thành thật.

+ Đừng có cố gắng nói dối.

+ ......

- Cần có đức tính trung thực vì:

+ Người có đức tính trung thực sẽ gặt hái được nhiều thành cồn trong cuộc sống.

+ Người trung thực sẽ luôn được những người bạn yêu mến,quan tâm ,giúp đỡ.

+ GIúp chúng ta nâng cao phẩm giá của mình .

+ Người trung thực sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác đôi với mình .

+ .....

Câu 2: 

- Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống; được mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện.

- Kỷ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo; tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả, chất lượng cao.

- Biểu hiện: 

+ Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức.
+ Chấp hành mọi qui định của cộng đồng, tập thể.

+ .....

Câu 3: 

Dự định rèn luyện đạo đức và kỉ luật nhà trường năm tháng còn là học sinh:

- Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức.
- Chấp hành mọi qui định của cộng đồng, tập thể.

- ........

Câu 4: 

- Tôn sư trọng đạo là Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầy dạy đã dạy mình.

- Biểu hiện:

+ Tôn trọng, biết ơn những người làm nghề giáo ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Tôn trọng những điều thầy, cô đã dạy.

+ Có tình cảm, thái độ tôn kính thầy, cô giáo.

+Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy, cô giáo.

+ ......

- Cao dao, tục ngữ, danh ngôn:

+ “ Không thầy đố mày làm nên ” : Những người dù tài giỏi đến mấy cũng đều có một người thầy. Chẳng ai sinh ra đã là thiên tài nếu không có một người chỉ dạy.

“ Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy ” : Chỉ cần là người dạy ta một điều vô cùng nhỏ nhoi, chúng ta cũng phải tôn trọng và nhớ đến công ơn của người đó.

+ "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học" : Nghề dạy học là nghề cao quý nhất, không một nghề nào khác có thể bì được. ( ý trên mặt chữ)

Câu 1 : - Trung thực là luôn tôn trọng dự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

- Biểu hiện : + nhặt được của rơi trả người đánh mất

                    + dũng cảm nhận lỗi của mình 

                    + không bao che cho hành vi sai trái

- Cần phải có đức tính trung thực vì : sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá , làm lành mạng các mối quan hệ xã hội và sẽ được ọi người tin yêu , kinh trọng

Câu 2 : - Đạo đức là những quy định , những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác , với công việc , với thiên nhiên và môi trường sống , được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện

- Kỉ luật là những quy định chung của 1 cộng đồng hoặc của tổ chức xã họi ( nhà trường , cơ quan sản xuất , cơ quan...) yêu câu mọi người phải tuân theo nhằm ta ra sự thông nhất hành động để đạt chất lượng , hiệu quả trong công việc

- Biểu hiện : + không nói chuyện riêng trong lớp

                    + giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn

                    + làm bài tập đầy đủ

                    + tuân thủ luật an toàn khi tham gia giao thông 

Câu 3 : Em sẽ cố gắng luôn thực hiện tốt , tuân thủ theo mọi nội quy của trường , của lớp . Giao tiếp , ứng xử tốt với mọi người xung quang , lễ phép với thầy cô , tôn trọng mọi người

Câu 4 : - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng , kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo , cô giáo ( đặc biết ddooid với các thầy , cô giáo đã dạy mình ) , ở mọi lúc mọi nơi ; coi trọng những điều thầy dạy , coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình

- Câu ca dao tục ngữ : Không thầy đố mày làm nên

Giải thích : nói về sự quan trọng của người giáo viên trong việc dạy học , câu tục ngữ nói nếu không có thầy dạy thì chẳng có việc gì làm nên