câu 1:Khái niệm ,biểu hiện,biện pháp rèn luyện tôn sư trọng đạo. câu 2:Khái niệm nhân ái đoàn kết ? nêu ý nghĩa. câu 3:Khái niệm đạo đức kỉ luật mối quan hệ đạo đức kỉ luật ?lấy VD. câu 4:Khái niệm về trung thực . câu 5:Khái niệm về sống giản dị . câu 6:Khái niệm về tự trọng.

2 câu trả lời

c1;

- Khái niệm

+ Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo

+ Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.

- Ý Nghĩa

+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta

+ Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa thể hiện đạo lí làm người.

- Làm những điều tốt dẹp để tỏ lòng biết ơn với thầy cô(chăm ngoan,học giỏi,nghe lời thầy cô,lễ phép).

- Biểu hiện:

+ Thái độ vâng lời

+ Hành động hỏi thăm, giúp đỡ thầy cô giáo những lúc cần thiết

+ Làm tròn nghĩa vụ của người học sinh: làm cho thầy cô giáo vừa lòng

- Cách rèn luyện:

+ Làm tròn trách nhiệm của người học sinh

+ Vâng lời thầy cô giáo

+ Thường xuyên hỏi thăm, vâng lời thầy cô giáo những lúc cần thiết

- Để rèn luyện tôn sư trọng đạo,ta cần:

+ Chăm học,chăm làm,lễ phép với thầy cô.

+ Thường xuyên quan tâm thăm hỏi giúp dỡ thầy cô khi cần thiết.

+ Luôn nghĩ về công lao của thầy cô,mong muốn đền đáp công lao đó.

c2

1,

  • Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ( đặc biệt là những thầy cô giáo đã dạy mình) ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.

- Biểu hiện:

+ Thái độ vâng lời

+ Hành động hỏi thăm, giúp đỡ thầy cô giáo những lúc cần thiết

+ Làm tròn nghĩa vụ của người học sinh: làm cho thầy cô giáo vừa lòng

- Cách rèn luyện:

+ Làm tròn trách nhiệm của người học sinh

+ Vâng lời thầy cô giáo

+ Thường xuyên hỏi thăm, vâng lời thầy cô giáo những lúc cần thiết

2/Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người.

- Đoàn kết: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó. Đối lập với đoàn kết là chia rẽ. Ví dụ: Đoàn kết đánh giặc ngoại xâm.

3

 Đạo đức là một trong những tính cách và giá trị của một con người. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện về đạo đức, có lối sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Kỉ luật là những quy định chung của tập thể, cộng đồng yêu cầu mọi người phải tuân theo. Để hiểu rõ hơn hai đức tính này, mời các bạn đến với bài học “đạo đức và kỉ luật”.

    Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người  tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác.

4/Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

5/Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

6/Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp  với các chuẩn mực xã hội.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm