Câu 1:cho biết đặc điểm của trùng roi? trùng roi có điểm gì? có thể xếp vào động vật và thực vật Câu 2:Cho biết đặc điểm của thủy tức, thủy tức có hình thức sinh sản nào? Câu 3:Cho biết đặc điểm của trùng sốt rét? Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét Câu 4:Cho biết vòng đời của giun đũa? Em có biện pháp gì để tránh cơ thể bị giun đũa kí sinh? Câu 5:lấy 1 số ví giun tròn mà em biết, tác hại của giun tròn và biện pháp phòng tránh Câu 6:Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất
2 câu trả lời
Câu 1: Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay. Cấu tạo gồm nhân và chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục như thực vật, các hạt dự trữ, điểm mắt và không bào co bóp. ... Trùng roi có tính hướng sáng, cảm nhận ánh sáng nhờ điểm mắt và bơi về chỗ sáng nhờ roi bơi.
Có thể xếp Trùng Roi vào động vật
Câu 2:
`-`Thủy tức có hình trụ dài, phần dưới thân có đế để bám vào giá thể, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có 8 tua miệng tỏa ra rất dài gấp nhiều lần chiều dài cơ thể và có khả năng co ngắn lại, có chức năng bắt mồi, di chuyển và cảm giác. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ.
`-`Sinh sản hữu tính: Khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần rồi tạo ra thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra khi thiếu thức ăn, ở mùa lạnh.
Câu 3:
Trùng sốt rét Plasmodium, chủ yếu lây truyền qua trung gian loài muỗi Anopheles với các triệu chứng đặc trưng như sốt (theo chu kỳ), ớn lạnh, vã mồ hôi, thiếu máu tán huyết và lách to.
`-`Cách phòng tránh bệnh sốt rét
`+`Tuyên truyền giáo dục về cách phòng tránh sốt rét. Bệnh sốt rét lưu hành chủ yếu tại các vùng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. ...
`+`Dùng hóa chất. Sử dụng thuốc diệt côn trùng tẩm vào các màn và rèm hiện có trong nhà: ...
`+`Hạn chế muỗi đốt. ...
`+`Uống thuốc dự phòng và điều trị sớm.
Câu 4:
-
Vòng đời giun đũa:
- Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra --> vào máu đi qua gan -> tim -> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy.
* Cách phòng chống bệnh giun đũa:
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thật tốt.
- Ăn chín uống sôi
- Tẩy giun sán định kỳ, nhất là ở trẻ em.
- Khi mắc bênh phải dùng thuốc tẩy giun theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.- Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua sát trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hố xí(Nhà vệ sinh) phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (tự hoại hoặc 2 ngăn,..). Phòng chống giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phải quan tâm thực hiện
Câu 5:
Lấy ví dụ về ngành giun tròn
+ Giun đũa
+ Giun kim
+ Giun rễ lúa
+ Giun lông ngựa
Tác hại :gây đau bụng,tắc ống ruột,tắc ống mật
Biện Pháp:
Ko ăn thức ăn sống
Ăn uống vệ sinh, hợp lí
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Ăn chín, uống sôi
Không bón phân tươi cho cây
Không để ruồi nhặng đậu lên thức ăn
Dọn vệ sinh
Câu 6:
Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất: – Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn. – Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
Chúc bạn học tốt!
Chipham5
câu 1 : đặc điểm của trùng roi là:
-cơ thể đơn bào kích thước hiển vi .
-cơ thể hình thoi , đuôi nhọn , đầu tù và có một roi dài .
-cấu tạo cơ thể gồm có nhân , chất nguyen sinh có chứa các hạt diệp lục , các hạt dự trữ và điểm mắt , dưới mắt có không bào co bóp .
-trùng roi có những đặc điểm sau để xếp vào ngành động vật và thực vật :
+ Có câu tạo từ tế hào.
+ Có khả năng tự dưỡng và dị dưỡng.
+ Có khả năng di chuyển bằng roi bơi.
câu 2 : đặc điểm của thuỷ tức là :
-cấu tạo ngoài gồm :
+cơ thể hình trục dài , có đối xứng toả tròn .
+phần trên có lỗ miệng , xung quanh có các tua miệng .
+phía dưới có đế bám vào giá thể .
-cấu tạo trong gồm :
+thành cơ thể gồm 2 lớp với 5 loại tế bào : tế bào gai , tế bào thần kinh , tế bào sinh sản , tế bào mô bi cơ , tế bào mô cư tiêu hoá .
-hình thức sinh sản :
-mọc chồi :
+khi đầy đủ thức ăn , thuỷ tức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi .
+ điều kiện sống : chồi con tự kiếm được thức ăn , tách khỏi cơ thể mẹ .
-hữu tính :
+có sự kết hợp của 2 loại tế bào trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử phần cắt nhiều lần thành thuỷ tức con .
+điều kiện sống : mùa lạnh , ít thức ăn .
-tái sinh :
+tái sinh lại cơ thể toàn vẹn từ một phần cơ thể cắt ra .
+khi điều kiện sống thích hơn .
câu 3 : đặc điểm của trùng sốt rét là :
-cấu tạo :
+kích thước nhỏ , ko có cơ quan di chuyển .
+ko có ko bào co bóp .
-dinh dưỡng :
-ký sinh trong hồng cầu người , ruột và tuyến nước bọt của muỗi anophen .
-cách phòng tránh :
+tuyên truyền và giáo dục về bệnh sốt rét .
+dọn vệ sinh nơi sống quanh mình .
+ăn chín uống sôi .
+phát quang bụi rậm .
câu 4 : vòng đời của giun đũa :
-trứng -> ấu trùng (trong trứng)-> ấu trùng (ruột non)--------máu (qua tim , gan , phổi ) -> giun đũa (ruột non)
biện pháp :
-ăn chín , uống sôi .
-rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sịnh .
-vệ sinh cá nhân sạch sẽ .
câu 5 :
-ngành giun tròn mà em biết là giun đũa , .....
-tác hại : gây đau bụng , tắc ruột , tắc ống mật .
biện pháp :
-ăn chín , uống sôi .
-rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sịnh .
-vệ sinh cá nhân sạch sẽ .
câu 6 : đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất là :
- cơ thể dài , gồm nhiều đốt , da mỏng , bề mặt da mềm và luôn ẩm ướt .