Câu 14: Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, có hiện tượng sau: A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần. B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần. C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu. D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần Câu 15: Nung 6,4g Cu ngoài không khí thu được m g CuO. m có giá trị là: A. 8. B. 6,4. C. 7.  D. 6. Câu 16: Hoà tan hết 12g một kim loại (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại này là: A. Zn  B. Fe  C. Ca  D. Mg Câu 17: Cho vào dung dịch HCl một cây đinh sắt, sau một thời gian thu được 11,2 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng sắt đã phản ứng là: A. 28 gam  B. 12,5 gam  C. 8 gam  D. 36 gam Câu 18: Hoà tan hết 2,3g Na kim loại vào 97,8g nước thu được dung dịch có nồng độ: A. 2,4%.  B. 4,0%.  C. 23,0%.  D. 5,8%. Câu 19: Cho 4,6 g một kim loại M (hoá trị I) phản ứng với khí clo tạo thành 11,7g muối. M là kim loại: A. Li  B. K  C. Na  D. Ag Câu 20: Hoà tan 9 g hợp kim nhôm – magie vào dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là: A. 50% và 50%   B. 40% và 60%  C. 60% và 40%  D. 39% và 61% Câu 21: Cho 22,4g Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch H2SO4 loãng. Nồng độ % của dung dịch axit đã phản ứng là A. 32%  B. 54%  C. 19,6%  D. 18,5%

1 câu trả lời

C14:D (Fe đổi chỗ với Cu vì Fe hđ mạnh hơn)           C15:A (lập PTHH để tính dễ hơn )

C16:C (lập PTHH tìm số mol của H2 ta được 0,3 mol sau đó giống qua tìm số mol của kim loại A rồi tìm đơn vị Cacbon hay M của kim loại A,so sánh với đvC trg bảng tuần hoàn hóa học sẽ tìm đc nha )

C17:A (vẫn lập PTHH) C18:A (đầu tiên tìm mdd ta lấy mct+mdm=2,3+97,8=100,1g rồi sau đó tìmC% chắc bạn nhớ công thức chứ nhỉ?phải ko ạ?phải ko ạ?)

C19:C (đầu tiên lập bảng PTHH sau đó vì muối có kim M chưa biết nên ta sẽ chuyển sang tìm mCl2=m muối-mM=11,7-4,6=7,1g =>nCl2=7,1:(35,5x2)=0,1mol giống qua tìm mol của kim loại M ta đc 0,2 r theo phương thức cũ đi tìm đvC của kim loại M thế thôi)

C20:C (giải thích hơi dài nên tui xuống dòng :)) )

PTHH:3Al+2H2SO4->Al3(SO4)2+2H2

Mg+H2SO4->MgSO4+H2

nH2 (khí H2 này là tổng số mol cua 2 chất vì cả 2 chất đều đc bỏ vào cùng 1 ông nghiệm,tui ko bt bạn học quy tắc thế chưa nếu chưa thì ib mình Facebook :Ken Lê hoặc xem toán của thầy Quang ở học kì II nha)   =10,08/22,4=0,45 mol

Gọi số mol của Al là A;Mg là B

Ta thực hiện phương trình (đoạn này máy bị lỗi nên giải thích hơi khó  hiểu nha nếu ko hiện thì kêu mình làm riêng vaofvowr để chụp nha)

$\left \{ {{27A+24B=9} \atop {3/2A+B=0,45}} \right.$<=> $\left \{ {{27A+24(0,45-3/2A)=9} \atop {B=0,45-3/2A}} \right.$ <=>$\left \{ {{27A+10,8-36A=9} \atop {B=0,45-3/2A}} \right.$ <=>$\left \{ {{-11A=-1,8} \atop {B=0,45-3/2A}} \right.$ <=>$\left \{ {{A=0,2} \atop {B=0,15}} \right.$

mAl=0,2x27=5,4g      mMg=0,15x24=3,6g

%Al=5,4/9x100%=60%   cònMg là 40% (lười tính) :))

C21: C (lại 1 câu dài)

PTHH: Fe+H2SO4->FeSO4+H2

Trc Pư:0,4    2

Pư      :0,4    0,4

Sau Pư:0      1,6

nFe=22,4:56=0,4 mol

nH2SO4=200: (2+32+16x4)=2 mol

Lập tỉ lệ: H2SO4=2/1>Fe=0,4/1 =>H2SO4 dư

mH2SO4 (phản ứng được)=0,4 x98=39,2g

C%H2SO4 (phản ứng được)=39,2/200 x100%=19,6%

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

3 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước