Câu 10. Đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng, nguyên nhân chủ yếu do: A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật. B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền. C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới. D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn. Câu 11. “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào? A. Môi trường xích đạo ẩm. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường ôn đới. Câu 12. Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất? A. Nam Á, Đông Nam Á B. Nam Á, Đông Á C. Tây Nam Á, Nam Á. D. Bắc Á, Tây Phi. Câu 13. Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. Tây Nam. B. Đông Bắc. C. Đông Nam. D. Tây Bắc. Câu.14. Loại gió nào mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa? A. gió mùa Tây Nam. B. gió mùa Đông Bắc. C. gió Tín phong. D. gió Đông Nam. Câu 15. Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây? A. động đất, sóng thần. B. bão, lốc. C. hạn hán, lũ lụt. D. núi lửa. Câu 16. Thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa? A. rừng cây rụng lá vào mùa khô. B. đồng cỏ cao nhiệt đới. C. rừng ngập mặn. D. rừng rậm xanh quanh năm. Câu 17. Cây lương thực đặc trưng ở môi trường nhiệt đới gió mùa? A. cây lúa mì. B. cây lúa nước. C. cây ngô. D. cây lúa mạch. Câu 18. Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là: A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. B. Đất đai dễ xói mòn, sạt lở. C. Thời tiết diễn biến thất thường. D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa. Câu 19. Việt Nam nằm trong môi trường: A. Môi trường xích đạo ẩm B. Môi trường nhiệt đới gió mùa C. Môi trường nhiệt đới D. Môi trường ôn đới Câu 20. Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do: A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa. B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh. C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô. D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao. Câu 21. Nằm ở giữa chí tuyến Bắc (Nam) đến vòng cực Bắc (Nam) là vị trí phân bố của đới khí hậu nào? A. Đới nóng B. Đới ôn hòa. C. Đới lạnh. D. Nhiệt đới. Câu 22. Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa: A. Môi trường ôn đới hải dương. B. Môi trường địa trung hải. C. Môi trường ôn đới lục địa. D. Môi trường nhiệt đới gó mùa. Câu 23. Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là: A. Môi trường ôn đới hải dương. B. Môi trường ôn đới lục địa. C. Môi trường hoang mạc. D. Môi trường địa trung hải. Câu 24. Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là: A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao. B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai. C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng. D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim. Câu 25. Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là: A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp. C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông. D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn. Câu 26. Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là: A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm. B. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm. C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng -10C, lượng mưa trung bình khoảng 500mm. D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm. Câu 27. Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường: A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương. C. địa trung hải. D. cận nhiệt đới ẩm. Câu 28. Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào? A. Thời tiết thay đổi thất thường. B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ. C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh. D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh. Câu 29. Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa? A. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. B. Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt. C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp. D. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim.

2 câu trả lời

10.D

11.B

12.A

13.B
14.A

15.C

16.D

17.B

18.C

19.B

20.B

21.B

22.D

23.B

24.D

25.C

26.B

27.B

28.A

29.C

Câu 10. Đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng, nguyên nhân chủ yếu do:
   A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.
   B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền.
   C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới.
   D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn=>Đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng, nguyên nhân chủ yếu do: khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.
Câu 11. “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào?
   A. Môi trường xích đạo ẩm   B. Môi trường nhiệt đới gió mùa
   C. Môi trường nhiệt đới   D. Môi trường ôn đới=> “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường nhiệt đới gió mùa.
Câu 12. Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất?
   A. Nam Á, Đông Nam Á      B. Nam Á, Đông Á
   C. Tây Nam Á, Nam Á.      D. Bắc Á, Tây Phi=> Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á
Câu 13. Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là:
   A. Tây Nam.   B. Đông Bắc   C. Đông Nam   D. Tây Bắc=>Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra theo hướng Đông Bắc, đem theo không khí khô và lạnh cho môi trường nhiệt đới gió mùa
Câu.14. Loại gió nào mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa?
   A. gió mùa Tây Nam.      B. gió mùa Đông Bắc.
   C. gió Tín phong.       D. gió Đông Nam.=>Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa
Câu 15. Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây?
   A. động đất, sóng thần.                                  B. bão, lốc.
   C. hạn hán, lũ lụt.                                            D. núi lửa.=>Môi trường nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, có năm nhiều dễ gây ra hạn hán hay lũ lụt
Câu 16. Thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa?
   A. rừng cây rụng lá vào mùa khô.       B. đồng cỏ cao nhiệt đới.
   C. rừng ngập mặn.            D. rừng rậm xanh qum.anh năm=>Môi trường nhiệt đới gió mùa có thảm thực vật đa dạng, gồm: rừng cây rụng lá vào mùa khô, rừng ngập mặn ven biển, đồng cỏ cao nhiệt đới.Câu 17. Cây lương thực đặc trưng ở môi trường nhiệt đới gió mùa?   A. cây lúa mì.       B. cây lúa nước.
   C. cây ngô.       D. cây lúa mạch=>Khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa khá lớn, nhiệt độ cao (trên 200C), sông ngòi nhiều nước đem lại nguồn nước tưới và lượng phù sa màu mỡ nên thuận lợi cho phát triển cây lúa nước.
Câu 18. Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:
   A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.      B. Đất đai dễ xói mòn, sạt lở.
   C. Thời tiết diễn biến thất thường.    D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa=>Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội
Câu 19. Việt Nam nằm trong môi trường:
   A. Môi trường xích đạo ẩm        B. Môi trường nhiệt đới gió mùa
   C. Môi trường nhiệt đới           D. Môi trường ôn đới=> Việt Nam có vị trí địa lí thuộc khu vực Đông Nam Á, thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa.
Câu 20. Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do:
   A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.
   B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
   C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.
   D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.=> Vào mùa đông, miền Bắc nước ta trực tiếp đón gió mùa đông bắc thổi từ lục địa châu Á xuống với tính chất lạnh khô, làm hạ thấp nhiệt độ (có 3 tháng nhiệt độ dưới 150C), đem lại một mùa đông lạnh.
Câu 21. Nằm ở giữa chí tuyến Bắc (Nam) đến vòng cực Bắc (Nam) là vị trí phân bố của đới khí hậu nào?
   A. Đới nóng      B. Đới ôn hòa.         C. Đới lạnh.         D. Nhiệt đới.=>Đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.
Câu 22. Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa:
   A. Môi trường ôn đới hải dương.       B. Môi trường địa trung hải.
   C. Môi trường ôn đới lục địa.          D. Môi trường nhiệt đới gió mùa=>Đới ôn hòa phân hóa thành 5 kiểu môi trường là: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm, hoang mạc.
Câu 23. Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là:
   A. Môi trường ôn đới hải dương.       B. Môi trường ôn đới lục địa.
   C. Môi trường hoang mạc.        D. Môi trường địa trung hải=>Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là môi trường ôn đới lục địa.
Câu 24. Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là:
   A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.
   B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.
   C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.
   D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim
=> Từ tây sang đông, thảm thực vật môi trường đới ôn hòa thay đổi theo tứ tự là: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kimCâu 25. Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là:
   A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
   B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.
   C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.
   D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn=>Môi trường Địa Trung Hải có mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đôngCâu 26. Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là:
  A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm
  B. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm
  C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng -10C, lượng mưa trung bình khoảng 500mm
  D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm=>Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình năm từ 600 – 800mm
Câu 27. Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường:
  A. ôn đới lục địa.          B. ôn đới hải dương.
  C. địa trung hải.        D. cận nhiệt đới ẩm=>Môi trường ôn đới hải dương có khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
Câu 28. Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào?
   A. Thời tiết thay đổi thất thường.
   B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ
   C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh
   D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh=>Do vị trí trung gian nên đới ôn hòa có thời tiết thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh
Câu 29. Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa?
   A. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
   B. Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt
   C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp
   D. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim=>Thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi theo chiều bắc nam, ở vĩ độ cao mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đôngCHÚC BẠN HỌC TỐT^^
Câu hỏi trong lớp Xem thêm