Câu 1: . Truyện “cuộc chia tay của những con búp bê” đã khơi gợi trong em những tình cảm và ước mơ gì?( trả lời bằng 5 đến 7 câu). Câu 2. Viết bài văn Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “cảnh khuya.” Của Hồ Chí Minh.
2 câu trả lời
Câu 1:
Ước mơ được đến trường, học cùng các bạn. Được vui đùa, vui chơi với bạn, tuổi thơ vui vẻ. Thương cảm sâu sắc đối với hoàn cảnh của hai anh em Thành, Thuỷ. Vì bố mẹ chia tay nên cũng phải xa nhau, thuỷ ko được đi học nữa, đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của cuộc đời thuỷ. Từ đó, thể hiện niềm mong ước trẻ thơ là có một gia đình hạnh phúc, vui vẻ.
Câu 2:
Ảnh nè, ở dưới
( thề là ko chép mạng!! Đây là có tay của người lớn sửa hẳn hoi nhá!! Nên hãy cứ yên tâm , ko sợ đụng hàng!! Kkkkk🤣🤣)
Chúc bạn học tốt!! Thấy hay cho mình 5 sao + ctrl hay nhất nhá ( đừng quên đấy )!! Cảm ơn trước luôn nà!!!
Câu 1:
Cuộc chia tay đâu đớn và đầy cảm động của 2 anh em trong truyện đã khơi gợi trong em tình cảm giá đình quý báu. Giúp em hiểu được tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. “Tuổi thơ là vô giá, đừng để lại những dấu ấn xấu với khoảng thời gian tươi đẹp của trẻ”. Đừng cướp đi khoảng thời gian, miền kí ức tuổi thơ về tuổi lưu bút của các em chỉ vì sự ích kỉ và vô tâm của bố mẹ. Tất cả các em, đều cần được yêu thương, cần tổ ấm, và đừng cố tính làm tan vỡ, chia rẽ những tình cảm đẹp đẽ tốt đẹp giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là các bạn nhỏ”
Câu 2:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài Cảnh khuya.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ. Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…
Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng.
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Thơ Bác vẫn vậy, dễ nghe, dễ cảm, dễ nhớ và dễ thuộc, thơ Bác quá đỗi gần gũi và nhẹ nhàng và dạt dào tình cảm. Đọc bài thơ, em thấy thêm yêu, thêm kính trọng tấm lòng của Bác, em sẽ cố gắng học thật tốt, sống thật có ích để xứng đáng với những hy vọng và sự hy sinh của Người.