Câu 1. Trùng kiết lị có hại thế nào đối với sức khỏe con người? Câu 2. Cho thông tin sắp xếp không đúng về tính săn mồi ở nhện dưới đây, em hãy sắp xếp theo thứ tự hợp lí của tập tính săn mồi ở nhện và điền vào ô trống của bảng. 1 – Nhện hút dịch lỏng ở con mồi. 2 – Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc. 3 – Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi. 4 – Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian Thứ tự đúng Câu 3. Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường? Câu 4. Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao? Câu 5. Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

2 câu trả lời

Câu 1.

- Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây ra chảy máu.

- Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, dẫn đến mất nước nhanh, thiếu máu, suy kiệt sức lực và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Câu 2.

:Thứ tự hợp lí: 2, 3, 4, 1

Câu 3.

Một số biện pháp chống sâu bọ gây hại nhưng an toàn cho môi trường như:

- Biện pháp sinh học: dùng loài thiên địch của sâu hại (ong mắt đỏ, bọ rùa, kiến, nhện,…) để diệt sâu hại, hoặc sử dụng các chế phẩm vi sinh để diệt sâu hại.

- Biện pháp kĩ thuật canh tác: tuyển chọn các loài, giống cây trồng có khả năng chịu đựng cao, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thay đổi mùa vụ,…

- Biện pháp thủ công cơ học: bắt sâu bọ trực tiếp, hoặc dùng bẫy, đèn, vợt để bắt sâu bọ.

Câu 4.

- Cơ thể giun đất có nhiều màu phớt hồng vì chứa nhiều mao mạch dày đặc trên da giun, có tác dụng như lá phổi, vì giun hô hấp qua da.

- Mặt khác, lớp vỏ ngoài cấu tạo bằng cuticun trong suốt nên có thể nhìn xuyên thấu mao mạch màu hồng nhạt.

Câu 5.

Mưa nhiều giun chui lên mặt đất là vì nước ngập cơ thể chúng làm chúng bị ngạt thở (do chúng hô hấp qua da).

 

Đáp án:

 câu 1

Trùng kiết lị có hại đối với sức khỏe con người

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

câu 2

2 – Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.

3 – Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.

4 – Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian

1 – Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.

câu 3

Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường là :

dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong

câu 4

Vì ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.

câu 5

vì khi mưa nhiều nên  Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí. Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm