Bài tập 2: [...] "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... [...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. [...] (Ngữ văn 7, tập 1) a. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội trong đoạn văn? b. Trong câu văn: "Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [...]" trong đoạn văn, từ "phong" có nghĩa là gì?

2 câu trả lời

Bài tập 2:

a/ Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

b/ Từ "phong" trong câu có nghĩa là bọc kín (gói, bọc)

~Năm mới vui vẻ~

a/ Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

b/ Từ "phong" trong câu có nghĩa là bọc kín (gói, bọc)