Câu 1: Sống giản dị là gì? Vì sao phải sống giản dị? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người có đức tính giản dị? Câu 2: Trung thực là gì? Vì sao phải sống trung thực? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người trung thực? Câu 3: a. Em hiểu thế nào là tự trọng? Vì sao phải tự trọng? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người có đức tính tự trọng? b. Tìm những câu tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính tự trọng? Câu 4: Trình bày khái niệm đạo đức và kỉ luật? Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người có đạo đức và kỉ luật? Câu 5: a. Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Vì sao phải yêu thương con người? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người biết yêu thương con người? b. Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về yêu thương con người? Câu 6: a. Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ? Vì sao phải đoàn kết, tương trợ? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ? b. Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đoàn kết, tương trợ?

2 câu trả lời

Câu 1:

- Sống giản dị là sống phù hợp với hoàn cảnh của gia đình, bản thân và xã hội

- Sống giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức lực và những việc không cần thiết để làm những việc có ích cho bản thân, được mọi người quý mến và kính trọng

- E đã rèn luyện bằng nhiều cách như:

+ Quần áo gọn gàng, phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình

+ Lời nói lịch sự, lễ phép

+Thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường

+ Bảo vệ của công, không xa hoa, lãng phí

+ Sống tiết kiệm

Câu 2:

- Sống trung thực là đức tính quý báu của mõi con người

- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ tring xã hội vã sẽ được mọi người tin yêu.

- E đã rèn luyện:

+ Trong học tập: ngay thẳng, không gian dối, không quay cóp,...

+ Trong quan hệ với mọi người: không nói xấu, lừa dối,...

Câu 3: 

a) + Tự trọng có thể được hiểu là danh dự và nhân phẩm của mỗi con người. Người có lòng tự trọng là người luôn biết xấu hổ trước những hành động sai lầm của bản thân. Lòng tự trọng là một chuẩn mực là một thước đo để con người có thể sống đúng đắn hơn.

    + Vì một khi đã biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng. Nó là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống. Người có lòng tự trọng sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và tạo nên mối quan hệ lành mạnh. Người có lòng tự trọng sẽ được mọi người nhìn bằng ánh mắt tôn trọng và nể phục. Là một trong những đức tính tốt, mỗi chúng ta nên nuôi dưỡng lòng tự trọng cho mình.

b)

+ Tục ngữ:

1. Giấy rách phải giữ lấy lề.

2. Đói cho sạch, rách cho thơm.

3. Thà chết vinh còn hơn sống nhục.

4. Đói miếng hơn tiếng đời.

5. Chết đứng hơn sống quỳ.

+ Danh ngôn:

1. Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng. (--Hồ Chí Minh--)
2. Người sáng suốt coi lòng tự trọng là ko thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức khoẻ, sự giàu sang hay bất cứ thứ gì khác. (--Nam Cao--)

3. Tôi đón nhận cả điều tốt đẹp và điều tồi tệ, và tôi cố gắng đối mặt cả hai với tất cả sự bình tĩnh và tự trọng mà tôi có thể. (--Khuyết Danh--)
Câu 4: 

+ Khái niệm:

- Đạo đức là những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với con ng­ười, với công việc, với thiên nhiên và môi tr­ường sống được mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện.​

- Kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

+ Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ:

- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật.

- Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.

+ E đã rèn luyện:

- Chấp hành đẩy đủ các nội quy, quy định của nhà trường, của lớp học.

- Học tập nghiêm túc để xứng đáng con ngoan trò giỏi.

- Tu dưỡng rèn luyện để trở thành người có đạo đức và kỉ luật. Sau này lớn lên thành người có ích cho xã hội.

Câu 5:

a)

+ Tình yêu thương là một khái niệm chỉ phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau. Còn được hiểu là sự yêu thương, chia sẻ, cảm thông, gắn bó lẫn nhau để cùng sống và tồn tại. Là thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng, xuất phát từ thành tâm, thành ý. Tình yêu thương được biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức. Có thể là một lời nói, cử chỉ quan tâm, ân cần hay hành động to lớn. Tất cả xuất phát từ tình thương, từ chữ Tâm trong mỗi con người, chứa đựng cả tình yêu và tình thương.

+ Vì giúp đỡ con người sẽ giúp cho người hoạn nạn qua khỏi cái khó khăn, hoạn nạn đó. Khi giúp đỡ con người, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và phấn trấn hơn.

+ Rèn luyện:

Biểu hiện lòng yêu thương bằng những hành động cụ thể:

- Quan tâm tới mọi người xung quanh

- Luôn sẵn lòng giúp đỡ người khó khăn

- Ko sống với thái độ lạnh nhạt, thờ ơ

b) 

+ Tục ngữ:

1. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

2. Một giọt máu đào hơn ao nước lã

3. Lá lành đùm lá rách

4. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

5. Nhường cơm, sẻ áo.

+ Ca dao:

1. Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

2. Tuy rằng xứ bắc, xứ đông

Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em..

3. Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

4. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn.

5. Đôi ta cùng bạn chăn trâu

Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng. 

Câu 6:

a)+ Đoàn kết, tương trợ: Là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

+ Vì trong cuộc sống, học tập, lao động, vui chơi giải trí…, con người luôn có các mối quan hệ với nhau. Đoàn kết, tương trợ là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung.

+ Rèn luyện:

- Luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết tương trợ.

- Thân ái giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.

- Phê phán những ai thiếu tinh thần đoàn kết tương trợ trong cuộc sống. 

b) 

+ Danh ngôn:

1. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công – Hồ Chí Minh.

2. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. – Hồ Chí Minh.

3. Đoàn kết, chúng ta đứng vững; chia rẽ, chúng ta sụp đổ. – Aesop.

+ Tục ngữ:

1.Đoàn kết thì sống, chia rẻ thì chết.

2. Lá lành đùm lá rách

3. Thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.

4. Môi hở răng lạnh.

5. Con chim khôn cả đàn cùng khôn, con chim dại cả đàn cùng dại.

+ Ca dao:

1. Khi đói cùng chung một dạ,
Khi rét cùng chung một lòng.

2. Tay bắt tay, chung lòng chung sức
Quyết diệt thù cứu quốc bạn ơi
Lòng em khôn tỏ hết lời
Kìa gương phấn dũng rạng ngời nước non.

3. Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

@domlinhd8t3 Chúc bạn học tốt!

Câu 1:

-Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

-Tính giản dị giúp ta trở nên một con người biết cách xử sự, ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống,với mọi người xung quanh. ...

-Vì sống giản dị giúp ta được nhiều người yêu mến

Để thành người có đức tính giản dị, em đã:

+ Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.

+ Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.

+ Nói năng lịch sự, có văn hoá, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu.

+ Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, vì thế ngày từ khi còn là học sinh chúng ta phải biết rèn luyện mình trong học tập, trong hành vi cư xử, trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ, thầy cô giáo, với bạn bè.

+ Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sự, bảo vệ của Công’, không xa hoa lãng phí.

+ Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình.

Câu 2:

-Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng trân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

-Để rèn luyện đức tính trung thực, em đã:

+  Đối với cha mẹ, thầy cô giáo, phải thật thà ngay thẳng.

+ Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.

Câu 3:

a)

-Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ : cư xử đàng hoàng, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.

-Ta phải tự trọng vì tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khănđể hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mooic người xung quanh.

-Để rèn luyện tính tự trọng, em đã:

+ Phải biết nhận khuyết điểm khi mình có thiếu sót.

+ Phải nghiêm khắc với bản thân.

+ Phải tôn trọng lẽ phải.

+ Phải tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân.

+ Phải thực hiện tốt câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Đúng hứa, đúng hẹn”; luôn trung thực với người khác và với chính mình.

+ Phải xa lánh những thói xấu như khúm núm, sợ sệt, nịnh hót, nói xấu sau lưng người khác.

+ Sống chuẩn mực,

+ Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.

b)

Những câu tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính tự trọng:

1. Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.

2. Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

3. Ai ơi chớ vội cười nhau
Ngẫm mình cho kỹ trước sau hãy cười.

4. Cứ trong đạo lý luân thường
Làm người phải giữ kỷ cương làm đầu.

5. Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.

Câu 4:

-Đạo đức là một trong những tính cách  giá trị của một con người. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện về đạo đức, có lối sống chuẩn mực  có nét đẹp trong đời sống  tâm hồn.

-Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.

-Giữa đạo đức kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác.

-Để rèn luyện tính kỉ luật, em đã:

- Chấp hành đầy đủ, đúng nội quy của nhà trường, của lớp.

- Học tập nghiêm túc để đạt được kết quả cao, xứng đáng là con ngoan trò giỏi

- Tu dưỡng rèn luyện đế trở thành người có đạo đức và kỉ luật, sau này trở thành người có ích cho xã hội, trở thành người công dân tốt.

Câu 5:

a)

-Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn

-Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn, phát huy.

- Để rèn luyện đức tính yêu thương con người em đã:

+ Giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà vừa sức

+ Chăm ngoan học giỏi

+ Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn

b)

Tục ngữ:

- Thương người như thể thương thân

- Lá lành đùm lá rách

- Chia ngọt sẻ bùi

- Yêu nhau chín bỏ làm mười

- Chị ngã em nâng

- Máu chảy ruột mềm

Ca dao:

- Kính già già để tuổi cho

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Câu 6:

- Đoàn kết: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó. Đối lập với đoàn kết là chia rẽ. Ví dụ: Đoàn kết đánh giặc ngoại xâm.

- Tương trợ: Thông cảm, chia sẽ, giúp đỡ (Sức lực, tiền của). Tương trợ hay hỗ trợ, trợ giúp. Đối lập với tương trợ là ích kỉ. Ví dụ: Miễn tiền học cho học sinh nghèo.

- Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó kh

Ta phải đoàn kết, tương trợ vì:

+ Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.

+ Được mọi người yêu quý.

+ Là truyền thống quý báu của dân tộc

+ Đoàn kết tương trợ sẽ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn.

-Để rèn luyện đức tính đoàn kết, tương trợ, em đã:

+ Khi có những bài tập khó, em sẽ giảng giải cho các bạn để cùng làm bài.

+ Giúp đỡ, ủng hộ các bạn nghèo khó.

+ Góp sách báo, quần áo ủng hộ các bạn vùng núi.

+ Khi bạn bị hỏng xe, em đã giúp bạn đưa đi sửa, sau đó cho bạn đi nhờ đến trường.

+ Một lần, bạn em bị các anh chị lớp lớn bắt nạt, giành kẹo, em đã rủ những bạn khác đứng lên chống lại, báo cáo với thầy cô giáo.

b)

Những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đoàn kết, tương trợ:

1. Cả bè hơn cây nứa.

2. Góp gió thành bão

3. Hợp quần gây sức mạnh.

4. Giỏi một người không được, chăm một người không xong.

5. Bẻ đũa không bẻ được cả nắm.

6. Chết cả đống còn hơn sống một người.

7. Chung lưng đấu cật.

8. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.

9. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

10. Tướng chuộng nhiều quân, dân chuộng nhiều người.

Chúc bạn học tốt !

Cho mk xin 5* với câu trả lời hay nhất ạ mk cảm ơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm