Câu 1: So sánh thế mạnh trong sản suất nông nghiệp của Trung Du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên . Giải thích sự khác nhau đó Câu 2 :Tại sao vùng đồng bằng sông hồng đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong nông nghiệp Câu 3:Ngành thủy sản nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển Câu 4 : Ngành thủy sản nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển Câu 5: Nêu những thuận lợi khó khăn ơ GTVT nước ta Câu 6 : Những thành tựu và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐB sông Hồng
1 câu trả lời
Bạn tham khảo nhé
Câu 1:
* So sánh:
– Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Có cả cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
+ Cây chủ yếu: chè, trẩu, sở, hồi…
– Tây Nguyên:
+ Chủ yếu cây công nghiệp nhiệt đới, trên các vùng địa hình cao có cả cây cận nhiệt (chè).
+ Cây chủ yếu: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu…
* Nguyên nhân:
– Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Tây
Nguyên có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài.
– Địa hình, đất đai, nhiệt độ,…
Câu 2:
Vùng đồng bằng sông hồng đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong nông nghiệp vì vùng
Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh (3 tháng lạnh). Một
số rau củ tiêu biểu như: khoai tây, su hào, bắp cải,…
Câu 3, Câu 4:
* Thuận lợi:
- Điều kiên tự nhiên
+ Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
+ Có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
+ Nguồn thủy sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn cho phép khai thác hằng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài…
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng – vịnh, đầm phá, các rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch,.. có thể nuôi thủy sản nước ngọt
- Điều kiện xã hội:
+ Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
+ Tàu thuyền, ngư cụ ngày càng đổi mới, các phương tiên đánh bắt được đổi mới hơn.
+ Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển
+ Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
* Khó Khăn:
- Hàng năm có 9 đến 10 cơn bão, 30 đến 35 lượt gió mùa đông bắc thổi về làm giảm số ngày ra khơi của ngư dân.
- Tàu thuyền tuy được đổi mới nhưng còn chậm, hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu
- Môi trường nước bị ô nhiễm làm suy giảm số lượng thủy sản.
Câu 5:
* Thuận lợi:
- Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á và giáp biển có thuận lợi về giao thông đường biển trong
nước và với các nước trên thế giới.
- Ở phần đất liền địa thế nước ta kéo dài theo hướng Bắc- Nam, có dãi đồng bằng gần như liên tục
ven biển và bờ biển kéo dài 3.260km nên việc giao thông giữa các miền Bắc, Trung, Nam khá dễ dàng.
- Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào, giao thông đường sông phát triển.
- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, nhiều hải cảng tốt.
* Khó khăn:
- Hình dạng nước ta hẹp ở miền Trung và có nhiều đồi núi, cao nguyên chạy theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam, gây khó khăn cho giao thông theo hướng Đông –Tây .
- Sông ngòi nước ta dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt nên việc xây dựng và bảo vệ đường sá, cầu
cống đòi hỏi tốn kém nhiều công sức và tiền của.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngoài tốn
nhiều ngoại tệ.
Câu 6:
*Thành tựu:
- Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau ĐBSCL.
- Các loại cây ưa lạnh trong vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế lớn (ngô đông, khoai tây, cà
rốt).
- Đàn lợn có số lượng lớn nhất nước (27,2% năm 2002); chăn nuôi bò sữa, gia cầm đang
phát triển mạnh.
* Khó khăn:
- Diện tích canh tác đang bị thu hẹp do sự mở rộng đất thổ cư và đất chuyên dùng, số lao
động dư thừa.
- Sự thất thường của thời tiết như: bảo, lũ, sương giá.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu không đúng phương
pháp, không đúng liều lượng….