Câu 1: So sánh hình thức sinh sản của thủy tức và san hô. Nêu điểm giống nhau và khác nhau? Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp Trong 3 lớp: giáp xác, hình nhện, sâu bọ lớp nào có giá trị nhất ? Tại sao? Câu 3: Nêu tác hại và cách phòng giun dẹp kí sinh?
2 câu trả lời
Đáp án+Giải thích các bước giải:)
@danggiabao0
Câu 1:
+ San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
+ Thủy tức: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập.
Câu 2:
Đặc điểm chung:
+ Cơ thể có vỏ kitin bao bọc: Vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ, có chức năng như xương nên được gọi là bộ xương ngoài.
+ Phát triển cơ thể qua lột xác: Do lớp vỏ kitin có tính đàn hồi kém, nên chân khớp phải lột xác để thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể.
- Vai trò:
Có lợi:
+ Làm thực phẩm như: tôm, cua, ...
+ Thụ phấn cho cây trồng như: ong, bướm, ...
+ Bắt sâu bọ có hại như: nhện, bọ cạp, ...
+ Nguyên liệu làm mắm như: tôm, tép, ....
+ Xuất khẩu như: tôm hùm, tôm sú, ...
Có hại:
+ Làm hại cây trồng như: nhện đỏ, ...
+ Làm hại đồ gỗ trong nhà như: mối, ...
+ Có hại cho giao thông đường thủy như: con sun, ...
+ Truyền nhiều bệnh nguy hiểm như: ruồi, muỗi, ...
Câu 3:
- Cách phòng bệnh giun sán kí sinh
+ Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi trên đất và sau khi đi đại tiện.
+ Luôn cắt móng tay sạch và không mút ngón tay
+ Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất
+ Không ăn thức ăn chưa rửa sạch
+ Không ăn thức ăn chưa nấu chín
+ Không uống nước khi chưa đun sôi
+ Đại tiện đúng nơi quy định
+ Vận động cha mẹ xây hố xí vệ sinh, không dùng phân tươi bón ruộng, nuôi cá
+ Tẩy giun đều đặn 1 năm 2 lần, vận động mọi người trong nhà cùng tham gia tẩy giun
+ Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ
Câu 1:
+ San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
+ Thủy tức: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập.
Câu 2:
Đặc điểm chung:
+ Cơ thể có vỏ kitin bao bọc: Vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ, có chức năng như xương nên được gọi là bộ xương ngoài.
+ Phát triển cơ thể qua lột xác: Do lớp vỏ kitin có tính đàn hồi kém, nên chân khớp phải lột xác để thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể.
- Vai trò:
Có lợi:
+ Làm thực phẩm như: tôm, cua, ...
+ Thụ phấn cho cây trồng như: ong, bướm, ...
+ Bắt sâu bọ có hại như: nhện, bọ cạp, ...
+ Nguyên liệu làm mắm như: tôm, tép, ....
+ Xuất khẩu như: tôm hùm, tôm sú, ...
Có hại:
+ Làm hại cây trồng như: nhện đỏ, ...
+ Làm hại đồ gỗ trong nhà như: mối, ...
+ Có hại cho giao thông đường thủy như: con sun, ...
+ Truyền nhiều bệnh nguy hiểm như: ruồi, muỗi, ...
- Trong 3 lớp của ngành Chân khớp thì lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất là vì hầu hết các loài tôm, cua ở biển và ở nước ngọt, đều là những thực phẩm có giá trị dinh dường cao với khối lượng lớn. Nên chúng có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người và xuất khẩu.
Câu 3:
- Cách phòng bệnh giun sán kí sinh
+ Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi trên đất và sau khi đi đại tiện.
+ Luôn cắt móng tay sạch và không mút ngón tay
+ Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất
+ Không ăn thức ăn chưa rửa sạch
+ Không ăn thức ăn chưa nấu chín
+ Không uống nước khi chưa đun sôi
+ Đại tiện đúng nơi quy định
+ Vận động cha mẹ xây hố xí vệ sinh, không dùng phân tươi bón ruộng, nuôi cá
+ Tẩy giun đều đặn 1 năm 2 lần, vận động mọi người trong nhà cùng tham gia tẩy giun
+ Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ