Câu 1: Quyền tự do yín ngưỡng là gì? Tại sao phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng Câu 2: Bộ máy nhà nước gồm những loại cơ quan nào? Nêu nhiệm vụ từng cơ quan. Câu 3: Gia đình em có em bé mới đẻ,nréu ba hoặc mẹ đi khai sinh cho em bé thì cần đến đâu,gặp bộ phận nào để làm giấy.Khi đi,bố hoặc mẹ phải mang giấy tờ gì

2 câu trả lời

Câu 1 : Quyền tự do tín ngưỡng là quyền của công dân cụ thể hơn là

- Công dân có quyền theo hoặc không theo 1 tín ngưỡng tôn gíao nào

- Khi đã theo thì có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo 1 tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai cưỡng bức hoặc cản trở

Câu 2 :

- Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân.

- Các cơ quan hành chính nhà nước

- Các cơ quan xét xử

- Các cơ quan kiểm sát

Câu 3 : Có thể đến Ủy Ban Nhân Dân xã, phường, thị trấn nơi mình đăng ký thường trú
Bố mẹ phải mang theo :

  - Giấy chứng sinh: Được cấp bởi bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế nơi trẻ được sinh ra. Trong trường hợp không sinh tại các cơ sở y tế, cần có văn bản xác nhận của người làm chứng để thay thế. Nếu không có người làm chứng, người làm giấy khai sinh cho bé cần viết giấy cam kết việc sinh bé là có thực.

   - Sổ Hộ khẩu: Cần mang theo số hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của mình. Nếu vợ chồng đã ly hôn cần mang sổ hộ khẩu của người khai sinh.

   -Giấy kết hôn: Giấy kết hôn không bắt buộc trong các trường hợp cán bộ Tư pháp đã biết về quan hệ của cha mẹ.

   - Chứng minh nhân dân /Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo): Mang theo CMND hoặc hộ chiếu của cha mẹ hoặc người làm khai sinh thay.

    - Mẫu tờ đăng ký khai sinh: Các cặp vợ chồng muốn khai sinh cho con có thể tìm mẫu trên mạng hoặc xin ở nơi làm thủ tục.

Câu 1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Liên hợp quốc đề cao và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền này trong hệ thống pháp luật của mình. Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nêu khái niệm: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

-> Phải tôn trọng vì: Cần thấy rằng, tự do tôn giáo và tự do thể hiện tôn giáo là hai vấn đề có nội hàm hoàn toàn khác nhau. Cũng như mọi hoạt động bình thường khác của xã hội, tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng nghĩa luôn được xây dựng trên cơ sở thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội. Sẽ là “phản tự do” nếu lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đi xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của người khác, làm đảo lộn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Các tôn giáo ở Việt Nam phát triển trên cơ sở tôn trọng luật pháp Nhà nước; không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm và xử lý nghiêm bất kỳ ai lợi dụng tôn giáo để xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Mỗi tín đồ tôn giáo đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đều phải tôn trọng và chấp hành pháp luật Việt Nam. Điều này hoàn toàn tương thích với luật pháp quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 2. 

- Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiết chế chính trị được giao thực thi quyền lực nhà nước, thể hiện tập trung nhất bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Nhiệm vụ: Mỗi cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng được quy định trong Hiến pháp và các luật tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước được điều chỉnh bởi các luật như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Chủ tịch nước, Luật Tổ quốc chính quyền địa phương, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân...

Câu 3. 

- Làm giấy khai sinh tại UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

-

Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ hoặc cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Nộp bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ).

– Người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân; giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn); sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).

– Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Câu hỏi trong lớp Xem thêm