Câu 1 : Quyền trẻ em là gì ? Nêu 1 số hành vi , vi phạm đến quyền trẻ em Câu 2 : Em hãy nêu 1 vài nhóm quyền cua trẻ em mà em biết ? Câu 3 : Em hãy nêu bản chất của cộng hòa XHCNVN Câu 4 : Em hãy nêu 1 số cơ quan hành chính của nhà nước , cơ quan nào cao nhất ?

2 câu trả lời

  • 1
  • Quyền được chăm sóc sức khỏe
  • Quyền được sống chung với cha mẹ
  • Quyền được khai sinh và có quốc tịch
  • Quyền được đi học
  • Quyền được vui chơi
  • HV
  • - Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  • - Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
  •  Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
  • 2
  • Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
  • 3
  •   Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp đều mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Nên bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa ( nhà nước chuyên chính vô sản) do đó, trước hết mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân LĐ mà ra, đại biểu cho phương thức sản xuất mới hiện đại, có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc. Do đó, nhà nước XHCN không chỉ mang bản chất giai cấp công nhân mà còn có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Đảng CS VN và HCM từ lâu đã nêu ra quan điểm “ nhà nước của dân, do dân và vì dân” cũng nói lên 1 các tổng hợp về bản chất, thực chất của nhà nước ta- nhà nước XHCN. Trong sự nghiệp đổi đất nước hiện nay, đảng ta càng chú trọng phát triển, cụ thể hóa nhà nước của dân, do dân, vì dân.
  • 4
  • Bộ Quốc phòng
  • Bộ Công an
  • Bộ Ngoại giao
  • Bộ Xây dựng
  • Bộ Tư pháp
  • Bộ Tài chính
  • Bộ Công Thương
  • Bộ Giao thông Vận tải
  • Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
  • Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Bộ Y tế
  • Bộ Nội vụ
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường

1, Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.

Đánh đập trẻ em
Bắt trẻ em làm việc quá sức
Ko cho trẻ đc quyền đi học,vui chơi, giải trí

Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
- Bóc lột sức lao động của trẻ.

+ Khi bố mẹ li hôn, trẻ em thường bị bỏ rơi không ai chăm sóc.

+ Khi bô mẹ li hôn, mỗi người có gia đình riêng hoặc mồ côi bố mẹ, trẻ em bị hành hạ, đánh đập, chửi bới, không được đi học.

+ Vì đông anh em, đời sống gia đình quá khó khăn, trẻ không được đi học.

2, Có 4 nhóm quyền của trẻ em:

Nhóm quyền sống còn: Quyền sống còn là quyền cơ bản của mỗi cá nhân, tiền đề cho việc bảo vệ tất cả các quyền khác của con người. Bảo vệ quyền này của trẻ cần dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Cần phải được thực hiện ngay không chậm trễ vì trẻ rất dễ bị tổn thương.
Khi những nguy cơ đe dọa quyền sống còn của trẻ như: gây ra những tai nạn thương tích, những tổn thương do người lớn đem lại, thiếu sự chăm sóc yêu thương và hỗ trợ của gia đình, bị phân biệt đối xử. Những nguy cơ đe dọa tới sự sống còn của trẻ em là rất nhiều và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, cộng đồng và quốc gia nào, kể cả ngay tại gia đình. Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm đảm bảo quyền được sống ở mức cao nhất có thể được.

 Nhóm quyền bảo vệ: Quyền được bảo vệ là bảo vệ trẻ em khỏi bị phân biệt đối xử, thoát khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự lạm dụng, xâm hại về thể xác và tinh thần, bị lơ là và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ, các em phải được bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp, khủng hoảng. Nghiêm cấm lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em, bất kỳ một hành vi, hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá nhân, tổ chức hay của cộng đồng như xâm phạm đến thể chất, tình cảm, nhân cách, lạm dụng tình dục, ngược đãi, xao nhãng, bỏ rơi, sử dụng quá mức sức lao động, hoặc khai thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ, gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ. Khi trẻ bị lâm vào tình trạng khủng hoảng khẩn cấp như trình trạng rối loạn, thiếu hụt, mất thăng băng nghiêm trọng do những yếu tố bên ngoài tác động có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ em.

 Nhóm quyền phát triển: Bao gồm mọi hình thức giáo dục (chính quy và không chính quy) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ. Quyền được chăm sóc sức khoẻ, được học tập và phát triển năng khiếu. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch

 Nhóm quyền tham gia: Bao gồm quyền được bày tỏ ý kiến trong mọi vấn đề có liên quan tới bản thân, quyền được lắng nghe và được kết giao hội họp. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.

3,Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", theo Điều 2, Hiến pháp 2013. Đây là sự kết hợp của hai kiểu Nhà nước: Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền

  

Câu hỏi trong lớp Xem thêm