Câu 1. Nêu ta nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch? Câu2. a) Nêu nguyên nhân hậu quả về ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay? b) Nêu cách giải quyết ( hay biện pháp giải quyết ) Câu 3. a) Quyền trẻ em Việt Nam có mất quyền? Đó là những quyền nào? b) Hãy nêu bổn phận của trẻ em Việt Nam? Câu 4. a) Những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông khi hs tham gia bằng phương tiện xe đạp,xe đạp điện b) Em hãy nêu các bước thực hiện đi xe đạp và xe đạp điện khi tham gia giao thông? Giúp em với ạ! Em cảm ơn🤗💚

2 câu trả lời

Cau 1: Nghĩa của việc sống và làm việc:  Giúp chúng ta chủ động tiết kiệm thời gian, công sức.

_ Đạt kết quả cao trong công việc và đạt được mục đích đề ra

_  Giúp con người thích nghi với cuộc sống hiện đại, yêu  lao động kĩ thuật cao

Câu 2

A) Nguyên nhân hậu quả về ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở VN hiện nay:

Ô nhiễm nguồn nước do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người, trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác), chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí.

Ngoài ra chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và họat động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng.

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng gây nên ô nhiễm môi trường nước.

Cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất là chất thải phóng xạ.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm do tự nhiên

Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…

Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên sẽ được quá trình tuần hoàn và thời gian trả lại nguyên vẹn, tuy nhiên với con người thì khác, đó là một gánh nặng thêm với tự nhiên, khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.

Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay:

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do con người:

Các loại chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon…, các loại chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn,…), các loại chất thải nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý cho nông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý; những sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ… là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất ở nước ta.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên:

Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó.

Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật. Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS…). Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật…

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách thu hút khách hàng mới hiệu quả.
  • Thiết kế website Uy tín, Chuyên nghiệp, Giá rẻ.

Một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở nước ta:

  • Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
  • Cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
  • Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.
  • Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
  • Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ.

Mời bạn tham khảo thêm các chủ đề về môi trường:

  • Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay.
  • Những hậu quả của ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
  • Các biện pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường.
  • Các biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
  • B)  Cách giải quyết ( hay biện pháp giải quyết : Các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
    • Biện pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường đầu tiên là ý thức của người dân. Nếu người dân có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung thì ô nhiễm môi trường sẽ được giảm đáng kể. Ngoài ra, cần có các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ nhỏ.
    • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước. Có thể thay chất tẩy rửa bằng chất vi sinh.
    • Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường. Có các chế tài mạnh mẽ để xử phạt.
    • Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
    • Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường.
    • Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường
    • Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại
    • Trồng cây, gây rừng
    • Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học
    • Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời  Câu 3: 

      Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.

      Quyền trẻ em là một bộ phận không thể thiếu của quyền con người.

      Công ước Quốc tế về quyền trẻ em là Luật quốc tế để bảo vệ quyền trẻ em, bao gồm 54 điều khoản. Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng, và được Liên hợp quốc thông qua năm 1989. Hầu hết tất cả các các nước trên thế giới đồng tình và phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Và đối với Việt Nam, những người có độ tuổi dưới 16 tuổi được coi là trẻ em.

      1. Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch

      Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh.

      2. Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

      Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội, theo đó:

      - Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

      - Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

      - Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.

      - Khi con gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.

      - Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

      - Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra.

      Cha mẹ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

      3. Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ

      Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định, gồm:

      - Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù.

      - Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

      - Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…

      Khi phải sống cách ly cha mẹ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em được bảo đảm như sau:

      - Trong trường hợp, cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới ba mươi sáu tháng tuổi.

      - Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

      - Trong các trường hợp này, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ theo các hình thức giao cho người thân thích của trẻ em, giao cho gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

      - Cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; liên hệ và thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế; thường xuyên kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha mẹ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

      - Trong thời gian trẻ em ở trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em này có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ; trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình, gia đình thay thế; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cấp xã, nơi có trẻ em vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng khi trở về.

      4. Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự

      Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

      5. Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe

      Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

      6. Thứ sáu, quyền được học tập

      Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải đóng học phí, theo đó:

      - Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

      - Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

      - Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.

      - Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

      7. Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch

      Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi, theo đó:

      - Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

      - Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương. Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.

      - Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.

      - Xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.

      8. Thứ tám, quyền được phát triển năng khiếu

      Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó:

      - Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

      - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

      9. Thứ chín, quyền có tài sản

      Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản, theo đó:

      - Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

      - Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

      - Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định.

    • Câu 4:  B) 1. Quy định khi tham gia giao thông bằng xe đạp

      Theo như Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về việc tham gia giao thông của người điều khiển, người ngồi trên xe đạp như sau:

      1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

      2. Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Giao Thông Đường Bộ 2008.

      Theo đó, người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau đây:

      – Đi xe dàn hàng ngang.

      – Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.

      – Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

      – Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh.

      – Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

      – Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

      3. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

      2. Quy định khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện

      Đối với xe đạp điện

      Luật Giao thông đường bộ đưa ra các quy định đối với người đi xe đạp điện như sau

      Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm

      Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

      Người đi xe đạp điện không được thực hiện các hành vi:

      Đi xe dàn hàng ngang;

      - Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

      - Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

      - Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

      - Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

      - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Câu 1. Nêu ta nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch?

nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch là: giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả  trong công việc.

Câu2.

a) Nêu nguyên nhân hậu quả về ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay?

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, người dân cả nước đã chứng kiến sự phát triển không ngừng về kinh tế xã hội, mức sống của người dân ở nhiều nơi được cải thiện rõ rệt. Các khu đô thị, nhà máy xí nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, song song với việc phát triển về kinh tế xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng gây rất nhiều bức xúc cho dư luận xã hội và gây ra những tác hại không nhỏ đến con người, sinh vật và thiên nhiên.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay?

- Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh học.

- Do các loại hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.

- Do các tác nhân phóng xạ.

- Do các chất thải rắn.

- Do tiếng ồn, bụi, khói…

- Do sinh vật gây bệnh…

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.

b) Nêu cách giải quyết ( hay biện pháp giải quyết ) 

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại./.

Câu 3.

a) Quyền trẻ em Việt Nam có mất quyền? Đó là những quyền nào?

Quyền trẻ em được phân chia thành 4 nhóm. Cụ thể:

- Quyền được sống còn

- Quyền được phát triển

- Quyền được bảo vệ

- Quyền được tham gia

b) Hãy nêu bổn phận của trẻ em Việt Nam?

 Những bổn phận của trẻ em được quy định trong Luật là:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thầy cô, người lớn....

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện

- Yêu lao động, giúp đỡ gia đình

- Sống khiêm tốn, có đạo đức tốt, tôn trọng pháp luật, kỉ luật...

- Yêu quê hương, đất nước...

Câu 4.
a) Những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông khi hs tham gia bằng phương tiện xe đạp,xe đạp điện

Nhiều học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện đi quá nhanh, chủ quan coi loại phương tiện này không khác gì xe đạp thông thường, dẫn đến không thể xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra. Nguy hiểm hơn, loại phương tiện này không có tiếng động nên khi vượt lên, phương tiện lưu thông cùng chiều rất khó phát hiện để tránh, nhất vào buổi đêm… dễ dẫn đến xảy ra va chạm tại các ngã ba, ngã tư, ngõ, ngách, nơi khuất tầm nhìn. Bên cạnh đó, hầu hết các loại xe đạp điện không gắn gương chiếu hậu, còi, đèn xi-nhan yếu nên khi chuyển hướng cũng có thể xảy ra tai nạn nếu người tham gia giao thông thiếu cảnh giác. Xe máy điện được trang bị các thiết bị an toàn tốt hơn xe đạp điện, có vận tốc tối đa từ 25 km/h đến dưới 50 km/h. Tuy nhiên, độ ma sát của bánh xe với mặt đường kém nên rất dễ xảy ra tai nạn khi lưu thông với tốc độ cao.

b) Em hãy nêu các bước thực hiện đi xe đạp và xe đạp điện khi tham gia giao thông?

- Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp.

- Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định

- Không dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước

- Chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

- Không vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

- Không dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

- Không chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ

- Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên.

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy không sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy không sử dụng ô.

- Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô không chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu.

- Không điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy.

- Chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

- Không đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô