Câu 1 : Khái niệm đất trồng ? Câu 2 : Bảo quản các loại phân bón thông thường Câu 3 : Em hãy nêu tác hại của sâu bệnh Câu 4 : Thế nào là biến thái của côn trùng ? Câu 5 : Em hãy nêu những nguyên tắc trong phòng trừ sâu bệnh hại ? Để phòng trừ sâu bệnh hại ta cần làm gì ? Câu 6 : Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp nào ? Cần đảm bảo các yêu cầu gì ? Câu 7 : Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc ? giúp mình nha mình đg cần gấp mai mình thi r mình cảm ơn mình còn mỗi 50 điểm thôi thông cảm giúp mình nha
2 câu trả lời
Câu 1:
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
Câu 2:
- Phân hóa học:
+ Đựng trong chum, vại sạch đậy kín.
+ Để nơi cao ráo, thoáng mát.
+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.
- Phân chuồng: có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
Câu 3:
Cây bị sâu bệnh hại → Sinh trưởng, phát triển kém → Năng suất, chất lượng giảm
Kết luận: Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng, gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp.
Câu 4:
Biến thái côn trùng là sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời.
Biến thái côn trùng:
+ biến thái hoàn toàn
+ biến thái không hoàn toàn
Câu 5:
Các nguyên tắc trong phòng trừ sâu bệnh hại:
- Phòng là chính
- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ sâu bệnh
Để phòng trừ sâu bệnh hại ta cần tùy vào từng loại sâu, bệnh và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.
Câu 6:
- Các biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại:
+ phun trên lá
+ rải vào đất
+ trộn với hạt giống
- Khi tiếp xúc với thuốc cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc về an toàn lao động (đeo khẩu trang; đeo găng tay, giày, ủng; đeo kính; mặc áo dài tay, quần dài; đội mũ).
Câu 7:
Các công việc làm đất:
- Cày đất: Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
- Bừa và đập đất: Làm cho đất nhỏ, mịn, phẳng, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.
- Lên luống: Dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng và phát triển.
$\text{@Star}$
.1,Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó, thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm
2,.Bảo quản các loại phân bón thông thường
Đối với phân hóa học:
-Bảo quản kín trong vại sành, chum, bao gói bằng nilông Để nơi cao ráo thoáng mát Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau
-Phân chuồng: Bảo quản tại chuồng hoặc ủ thành đống dùng bùn ao trét kín
3,
Tác hại của sâu, bệnh:
- Làm giảm chất lượng nông sản
- Giảm năng suất cây trồng
- Ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng
4,Biến thái côn trùng là sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong suốt vòng đời, bao gồm biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
5,Khi tiến hành phòng trừ sâ, bệnh phải đảm bảo những quy tắc sau:
- Phòng là chính .
- Trừ sớm ,trừ kịp thời ,nhanh chóng và chiệt để .
- Sử dụng tổng hợp các iện pháp phòng trừ .
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm đất
+ Gieo trồng đúng thời vụ
+ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí
+ Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích
+ Sử dụng giống chóng sâu bệnh
6,
Có 5 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
– Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu , bệnh hại
– Biện pháp thủ công
– Biện pháp hoá học
– Biện pháp sinh học
Cần đảm bảo yêu cầu
– Phòng là chính
– Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để
– Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
7,
Các công việc làm đất: có 3 công việc chính
– Cày đất: Xáo trộn lớp đất mặt từ 20-30cm
-> Tác dụng: Làm đất tơi xốp, thoáng, vùi lớp cỏ dại
– Bừa và đập đất: Trộn đều đất làm nhỏ đất, làm đất vỡ nhỏ, san phẳng đất.
-> Tác dụng: Thu gom cỏ dại, đất nhỏ, đất bột, tạo điều kiện giữ ẩm.
– Lên luống: Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng.
-> Tác dụng: Chống úng tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc