Câu 1. Hô hấp ở châu chấu khác với ở tôm sông như thế nào? Câu 2. Trình bày các biện pháp phòng ngừa bệnh kiết lị. Câu 3. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?

2 câu trả lời

#phamtuuyen207

Bạn tham khảo bài làm của mình nhé (○` 3′○)

Câu 1: 

- Hô hấp ở châu chấu: nhờ hệ thống ống khí xuất phát từ các đôi lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem oxi tới từng tế bào.

   - Hô hấp ở tôm sông: nhờ các lá mang ở đốt gốc các đôi chân ngực, lấy oxi trong nước rồi đưa vào cơ thể.

Câu 2:

- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

-  Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

- Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ.

- Cẩn thận khi thay tã cho em bé bị bệnh.

- Không nuốt nước khi bơi.

Câu 3:

 - Khi đào hang và chuyển vận và tìm kiếm thức ăn, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

   - Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối can-xi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ môi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây.

   - Giun đất giúp đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.

                         ~~       Chúc bạn học tốt (❤´艸`❤)    ~~

câu `1`

-Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần thành các nhánh nhỏ và các đầu nhánh nhỏ kết thúc đến các tế bào

-tôm sông, thuộc lớp Giáp xác ( chúng hô hấp bằng mang).

câu `2`

- Rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

- Tiêm các loại vacxin phòng bệnh này theo định kì.

- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kĩ tránh ruồi nhặng.

-....

câu `3`

-làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

-Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho đất.

 -Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm