Câu 1: Hiện nay, tình trạng học sinh lên mạng xã hội nói xấu, bôi nhọ danh dự, khiêu khích người khác, thường xuất phát từ một bất đồng rất nhỏ. a) Em có suy nghĩ gì trước tình trạng đó? b) Em sẽ làm gì khi biết bạn mình lên mạng xã hội nói xấu, bôi nhọ danh dự của em? c) Theo em, những điều cần tránh trong quan hệ tình bạn là gì? Câu 2: Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau: A, Ở trường (trong quan hệ với bạn bè thầy cô giáo...) B, Ở nhà (trong quan hệ với ông bà, bố mẹ, anh chị...) C, Ở ngoài đường, nơi công cộng...

2 câu trả lời

Câu 1 :

a,   Suy nghĩ của em :  Đây là một tình trạng xấu, có ảnh hưởng nhiều đến giới trẻ (ở đây cụ thể là học sinh).   Hành động này sẽ khiến cho các học sinh tha hóa, phẩm chất đạo đức dần kém đi.  Đồng thời nó cũng ảnh hưởng không ít tới các học sinh khác, khi bị bôi nhọ như vậy, nhiều bạn có thể thấy xấu hổ, bị các bệnh như trầm cảm, áp lực...

b, Em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy. Bởi vì dù có ghét em thì bạn cũng không thể bôi nhọ, xúc phạm em như thế, hành động này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân em mà còn ảnh hưởng đến bản thân bạn ấy. Khi bạn ấy bôi nhọ danh dự, phẩm chất của em tương đương với việc bạn vi phạm pháp luật.

c,  Đó là :

+Không nên bôi nhọ, xúc phạm danh dự của người khác dù có thù oán 

+ Không nên bịa đặt để thỏa mãn lòng đố kị, ghen ghét của bản thân

+  Không nên bốc đồng mà nên khoan dung, độ lượng

Câu 2 :

A :

_ Chào hỏi thầy cô, bạn bè

_   Lắng nghe khi thầy cô, bạn bè nói

_ Không xúc phạm thầy cô

B :

_ Chào hỏi ông bà, cha mẹ

_   Lắng nghe các ý kiến của ông bà, cha mẹ

_  Không hỗn láo với cha, với mẹ..

C :

_ Làm sai thì phải chủ động xin lỗi

_ Tuân thủ các quy định ở công cộng như : ko dẫm lên cỏ hoa, chen lấn xô đẩy...

Câu 1:

a) Suy nghĩ: đây là một tình trạng xấu rất thường xuyên diễn ra trong giới trẻ, chủ yếu là các bạn học sinh ở cấp 2 và cấp 3. Những người làm việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến nhân phẩm, đạo đức và cuộc sống sau này; không những thế, những bạn bị nói xấu, bôi nhọ,... sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm,...

→ Những bạn học sinh lên mạng để nói xấu, bôi nhọ,... đáng bị chê trách.

b) Nếu em biết bạn của mình bôi nhọ danh dự của mình trên mạng xã hội, em sẽ bình tĩnh nói chuyện với bạn một cách nghiêm túc, giải thích rõ cho bạn tác hại khi bạn bôi nhọ em và mọi người trên mạng. Điều đó rất xấu xa, nó làm tổn thương người bị đăng trên mạng và những người đăng sẽ cứ hình thành tính nết đó, cứ như vậy sẽ vi phạm pháp luật, hình thành những thói hư, tật xấu.

c) Những điều cần tránh: 

- Không nên ghen ghét, đố kị khi bạn giỏi gì đó hơn mình.

- Không nên xúc phạm danh dự, nhân phẩm khi bạn mắc sai lầm cũng như khi không.

- Không nên nói xấu nhau để chọc giận bạn bè.

....

Câu 2:

A: Khi gặp giáo viên, dù không quen nhưng em vẫn luôn chào hỏi.

    Khi cô giảng bài, em luôn lắng nghe, chú ý cho dù đã học qua lớp học thêm.

    Tìm những lời ăn tiếng nói tốt đẹp để nói với bạn bè.

....

B: Khi đi học cũng như đi học về, em luôn chào hỏi một cách lễ phép.

    Khi mắc lỗi, em luôn chú ý lắng nghe những lời khuyên, dạy bảo của cha mẹ.

    Không nên mắng chửi, cãi lại cha mẹ cho dù em đúng hoặc sai.

....

C: Khi mắc sai lầm thì phải cố gắng chịu trách nhiệm với việc làm của mình.

    Tuân thủ các quy định nơi công cộng.

    Tôn trọng mọi người xung quanh.

....