Câu 1. Hành động nào vừa KHÔNG thể hiện tính đạo đức vừa KHÔNG thể hiện tính kỷ luật? A. Không nói leo trong giờ học B. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học C. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp D. Xả rác trong lớp học Câu 2. Trên đường đi học về em nhặt được một chiếc ví trong đó có 4 triệu và giấy tờ tuỳ thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác B. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu C. Mang đến đồn công an nhờ các chú tìm người để trả lại D. Mang tiền về cho bố mẹ Câu 3. Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại iphone mới thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B? A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí B. Bạn B là người vô tâm C. Bạn B là người tiết kiệm D. Bạn B là người vô ý thức Câu 4. Quan điểm nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của sống giản dị? A. Chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân hoặc nhóm người nhất định B. Đem lại lợi ích cho những nhà lãnh đạo C. Là nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt đối xử trong xã hội D. Góp phần làm cho xã hội dân chủ, văn minh Câu 5. Đối lập với giản dị là gì? A. Xa hoa, lãng phí B. Tiết kiệm C. Thẳng thắn D. Cần cù, siêng năng Câu 6. Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Được mọi người giúp đỡ B. Được mọi người yêu mến C. Được mọi người chia sẻ khó khăn D. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ Câu 7. Hành vi nào sau đây KHÔNG thể hiện tính tự trọng? A. Không làm được bài, nhưng kiên quyết không nhìn bài của bạn. B. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp C. Dù khó khăn đến mấy cũng thực hiện cho bằng được lời hứa D. Chỉ khi có bài kiểm tra điểm tốt thì K mới khoe với cha mẹ, điểm kém thì K giấu đi Câu 8. Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Coi như không biết B. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật C. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật D. Bắt chước bạn để đạt điểm cao Câu 9. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào nói về đức tính giản dị? A. Đối xử chân thành, cởi mở B. Tổ chức sinh nhật linh đình C. Khách sáo, kiểu cách D. Làm việc gì cũng sơ sài, cẩu thả Câu 10. Điền vào dấu “…” để hoàn thành câu sau: “Kỷ luật là những … của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.” A. quy tắc chung B. quy định chung C. quy chế chung D. nội quy chung Câu 11. Điền vào dấu “…” để hoàn thành câu sau: “Đạo đức là những …, những… của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.” A. quy định, chuẩn mực ứng xử B. quy chế, cách ứng xử C. quy tắc, cách ứng xử D. nội quy, cách ứng xử Câu 12. Hành vi nào sau đây KHÔNG thể hiện tính trung thực? A. Không chỉ bài cho bạn B. Không bao che cho bạn khi bạn mắc lỗi C. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn D. Nhặt được của rơi trả lại ngừoi bị mất Câu 13. Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Không có mối quan hệ với nhau B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng C. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau D. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng Câu 14. Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng? A. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác B. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác C. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả D. Biết giữ gìn danh dự cá nhân Câu 15. Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn D bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn D vẫn vi phạm và bạn D cho rằng bạn D làm gì thì kệ bạn D không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cũng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn D cải thiện tính đó? A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình B. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật C. Không chơi cùng bạn D. Nói với bố mẹ bạn D để bố mẹ ban D dạy dỗ Câu 16. Sống giản dị là sống phù hợp với … của bản thân, gia đình và xã hội. Trong dấu “…” đó là gì? A. năng lực B. hoàn cảnh C. điều kiện D. điều kiện, hoàn cảnh

1 câu trả lời

Câu 1: D

- Việc xả rác trong lớp là hành động không có ý thức, làm cho lớp học mất vệ sinh.

- Vừa không có tính đạo đức vừa không thể hiện tính kỷ luật.

Câu 2: C

- Nhặt được của rơi trả lại người mất .

- Trong tình huống này em sẽ mang đến đồn công an gần nhất để nhờ các chú tìm lại chủ nhân chiếc ví.

Câu 3: A

- Việc đòi mẹ mua điện thoại trong khi không cần thiết để sử dụng, gia đình thiếu thốn chỉ vì đua đòi là hành vi cần được nhắc nhở và lên án.

- Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí.

Câu 4: D

- Sống giản dị là cách sống phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

- Góp phần là, cho xã hội dân chủ, văn minh hơn.

Câu 5: A

- Đối lập với giản dị là xa hoa, lãng phí.

Câu 6: D

- Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Câu 7: D

- Hành vi chỉ khoe cha mẹ khi được điểm tốt và giấu khi được điểm kém là hành vi thiếu tính tự trọng.

Câu 8: C

- Hành động gian lận trong giờ kiểm tra là hành vi cần nghiêm cấm.

- Gây nên sự thiếu công bằng và trung thực ở đây.

- Em sẽ nhắc nhở và khuyên bạn không nên làm thế.

Câu 9: A

- Đối xử chân thành. cởi mở là một trong những hành vi nói về đức tính giản dị.

Câu 10: A quy tắc chung

- Kỷ luật là những quy tắc chung của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.

Câu 11: A

- Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.

Câu 12: C

- Nhìn trộm bài của bạn là hành vi thiếu trung thực.

Câu 13: D

- Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.

- Vì vậy đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 14: D

- Giữ gìn danh dự cá nhân thể hiện tính tự trọng của một con người.

Câu 15: B

- Đối với hành vi của bạn D cần được nhắc nhở và khuyên răn bạn không nên làm vậy.

Câu 16: D

- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội

Câu hỏi trong lớp Xem thêm