Câu 1: Hai điện tích điểm đầu đặt trong khống khí thì hút nhau bởi lực 0,18N; nếu đưa 2 điện tích vào môi trường điện môi và giữ nguyên khoảng cách giữa chúng thì lực tương tác là 0,06N. Tính hằng số điện môi của môi trường đó Câu 2: Hai điện tích điểm ban đầu đặt trong chân không, sau đó được đưa vào môi trường điện môi có hằng số là 81. Hỏi cần thay đổi khoảng cách giữa các điện tích như thế nào để lực tương tác giữa chúng không đổi
1 câu trả lời
Đáp án:
$\begin{array}{l} 1. & \varepsilon_2=3 \\ 2. & r_2=\dfrac{r_1}{9} \end{array}$
Giải:
1.
`F_1=0,18N`
`F_2=0,06N`
Khi hai điện tích điểm đặt trong chân không:
`\epsilon_1=1`
`F_1=k\frac{|q_1q_2|}{\epsilon_1r^2}` (1)
Khi hai điện tích điểm đặt trong điện môi:
`\epsilon_2`
`F_2=k\frac{|q_1q_2|}{\epsilon_2r^2}` (2)
Lấy (1) chia (2) vế theo vế
`\frac{F_1}{F_2}=\frac{\epsilon_2}{\epsilon_1}`
→ `\frac{0,18}{0,06}=\frac{\epsilon_2}{1}`
→ `\epsilon_2=3`
2.
Khi hai điện tích điểm đặt trong chân không:
`\epsilon_1=1`
`F_1=k\frac{|q_1q_2|}{\epsilon_1r_1^2}`
Khi hai điện tích điểm đặt trong điện môi:
`\epsilon_2=81`
`F_2=k\frac{|q_1q_2|}{\epsilon_2r_2^2}`
Để lực tương tác giữa hai điện tích điểm không đổi
→ `F_1=F_2`
→ `\epsilon_1r_1^2=\epsilon_2r_2^2`
→ `1r_1^2=81r_2^2`
→ `r_1=9r_2`
→ `r_2=\frac{r_1}{9}`