Câu 1: Ghi tiếp lại theo trí nhớ những câu còn thiếu trong khổ thơ sau và nêu nội dung chính của đoạn thơ. “Trên đường hành quân xa ... Nghe gọi về tuổi thơ” Câu 2: Thế nào là điệp ngữ? Chỉ ra phép điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó. Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5- 7 câu) nêu cảm xúc của em về mùa xuân có sử dụng phép điệp ngữ.

1 câu trả lời

Câu 1: 

                            " Trên đường hành quân xa

                               Dừng chân bên xóm nhỏ

                               Tiếng gà ai nhảy ổ

                               "Cục.....cục tác cục ta"

                                Nghe xao động nắng trưa

                                Nghe bàn chân đỡ mỏi

                                Nghe gọi về tuổi thơ"

Câu 2: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ( hoặc cả một câu ) để lamf nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

- Phép điệp ngữ : Nghe

- Tác dụng: điệp từ “nghe” đc lặp lại nhiều lần để nhấn mạnh cảm giác khi nghe âm vang của tiếng gà trưa khiến cho tâm hồn người chiến sĩ càng thêm bồi hồi, xao xuyến. Dường như, tiếng gà vang vọng ấy đã làm ánh nắng gay gắt, chói chang của ngày hè thêm dịu bớt, k những thế còn xua tan cảm giác mệt mỏi, và đặc biệt gọi về những kí ức đẹp của tuổi thơ cùng vs h/a người bà giàu tính thương.

Câu 3: Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi, nảy nở, cũng là mùa mà tôi yêu thích nhất. Tôi yêu mùa xuân vì cảnh đẹp, khí hậu và thời tiết của nó. Nắng vàng nhạt dịu dàng đánh thức vạn vật sau một kì nghỉ đông, nắng dát vàng lên muôn vật làm cảnh vật đẹp, tráng lệ hơn bao giờ hết. Muôn hoa đua nở, muôn vật hát vang chào đón mùa xuân làm tôi cảm thấy xao xuyến. Tôi yêu mùa xuân!