Câu 1 : em hãy nêu tác hại của sâu bệnh ? Sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu có tác hại j? Câu 2 : trình bày vai trò của giống cây trồng ? Câu 3 : muốn bảo quản hạt giống cây trồng tốt phải đảm bảo các điều kiện gì ? Câu 4 : ở địa phương em đã thực hiện biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng cách nào ? Biện pháp đó có ảnh hưởng gì đến môi trường ? GIÚP MK NHA MAI MK KT

2 câu trả lời

Chúc bạn ngày mai thi điểm cao!!!(nếu được mấy điểm nói mình nhé!)

Câu 1:+Tác hại của sâu bệnh làm giảm chất lượng nông sản, giảm năng suất cây trồng, sâu bệnh làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng,Cành cây bị gãy,lá bị thủng,lá,quả(trái)bị biến dạng , lá,quả bị đốm đen,nâu,cây,củ bị thối,thân cành bị sần sùi.

           +Thuốc trừ sâu hoá học gây ô nhiễm môi trường.Việc thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu hóa học sẽ làm đất bị thoái hóa trầm trọng, làm cho đất bị chua, độ xốp giảm và dẫn đến khả năng không thể tái tạo lại dinh dưỡng cho đất. Các vi sinh vật thay đổi không có lợi cho cây trồng, tăng khả năng phát sinh sâu bệnh- Thuốc trừ sâu hóa học không chỉ làm suy giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn của chúng ta mà còn làm chúng nhiễm bẩn.

Câu 2:Vai trò của giống cây trồng:

+Làm tăng năng suất

+Tăng chất lượng nông sản

+Tăng thêm vụ

+Thay đổi cơ cấu cây trồng

Câu 3 :Muốn đảm bảo tốt hạt giống phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh ...
- Nơi cất giữ ( bảo quản) phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để chim, chuột, côn trùng không xâm nhập được.
- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.
- Hạt giống cũng có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi kín hoặc trong các kho lạnh.

Câu 4 :

Biện pháp thủ công

Trong quá trình chăm sóc của địa phương em.Các bác,các cô thường xuyên vệ sinh đồng ruộng; ngắt những lá già, lá bị sâu bệnh, cây bị bệnh và các tàm dư thực vật, thu gom để vào một khu vực sau đó mang đi tiêu hủy.

Đối với đặc tính của một số sâu, như sâu tơ đẻ trứng và hại mặt dưới của lá, sâu xanh bướm trắng đẻ trứng và hại ở mặt trên của lá..vv.. Các đối tượng sâu này, các bác,cô thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để ngắt bỏ ổ trứng mới nở và giết nhộng của chúng

⇒Không làm ô nhiễm môi trường,làm cho cây phát triển tốt.

Câu 1: -Khi bị sâu, bệnh phá hoại, cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm
- Tác hại của việc sử dụng hóa học để trừ sâu:
+ô nhiễm môi trường

+Làm đất mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây

+Làm chết những sinh vật có khả năng thụ phấn cho cây (ong, bướm..)

+ Gây hại cho con người qua không khí

Câu 2:

-Làm tăng năng suất

-tăng chất lượng nông sản

-tăng vụ

-thay đổi cơ cấu cây trồng

Câu 3:

-Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh ...

- Nơi cất giữ ( bảo quản) phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để chim, chuột, côn trùng không xâm nhập được.

- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.

- Hạt giống cũng có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi kín hoặc trong các kho lạnh.

Câu 4: - Phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp thủ công ( Bắt sâu, bẫy đèn..)

- Biện pháp này k ảnh hưởng tới môi trường vì nó dễ làm, ít tốn kém.

~Chúc bạn học tốt^^~

Câu hỏi trong lớp Xem thêm