Câu 1: Em đồng ý vơi sý kiến nào sau đây về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân A. Học sinh còn nhỏ nên chưa có nghĩa vụ lao động B. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ lao động C. Người khuyết tật được nhà nước hỗ trợ nên không cần phải lao động D. Trẻ em con nhà nghèo mới phải lao động Câu 2: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về hôn nhân A. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân B. Vợ chồng phải bình đẳng tôn trọng lẫn nhau C. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối D. Nam nữ có quyền kết hôn, ly hôn theo quy định của pháp luật Câu 3: Hành vi nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật về hôn nhân A. Cha mẹ có quyền quyết định hôn nhân của con cái B. Kết hôn khi nam nữ đủ 18 tuổi trở lên C. Kết hôn khi nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên D. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc Câu 4: Việc làm nào sau đây không phải quyền của người lao động A. Học tập nâng cao trình độ B. Hưởng lương phù hợp với trinh độ C. Làm việc trong điều kiện đảm bảo về an toàn lao động D. Tự ý bỏ việc không báo trước
2 câu trả lời
1B
2C
3C
4D
Lưu ý :
"
Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
II. CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
IV. BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tuổi nghỉ hưu
Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Câu 1: Em đồng ý vơi sý kiến nào sau đây về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
A. Học sinh còn nhỏ nên chưa có nghĩa vụ lao động
B. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ lao động
C. Người khuyết tật được nhà nước hỗ trợ nên không cần phải lao động
D. Trẻ em con nhà nghèo mới phải lao động
Câu 2: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về hôn nhân
A. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân
B. Vợ chồng phải bình đẳng tôn trọng lẫn nhau
C. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối
D. Nam nữ có quyền kết hôn, ly hôn theo quy định của pháp luật
Câu 3: Hành vi nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật về hôn nhân
A. Cha mẹ có quyền quyết định hôn nhân của con cái
B. Kết hôn khi nam nữ đủ 18 tuổi trở lên
C. Kết hôn khi nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên
D. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc
Câu 4: Việc làm nào sau đây không phải quyền của người lao động
A. Học tập nâng cao trình độ
B. Hưởng lương phù hợp với trinh độ
C. Làm việc trong điều kiện đảm bảo về an toàn lao động
D. Tự ý bỏ việc không báo trước
Xin hay nhất