Câu 1. Đột biến gen là gì? A. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số nucleotit. B. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleôtit. C. Những biến đổi trên ADN. D. Cả A, B, C đúng. Câu 2. Đột biến gen thường có các dạng: A. Mất một cặp nuclêotit. B. Thêm một cặp nuclêotit. C. Thay một cặp nuclêotit này bằng một cặp nuclêotit khác. D. Cả A, B, C đúng. Câu 3. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X thì số liên kết hidro trong gen sẽ: A. Giảm 1 B. Giảm 2 C. Tăng 1 D. Tăng 2 Câu 4. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.  D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 5. Gen D dài 4080 Å. Gen D đột biến thành gen d. Khi gen d tự sao 1 đợt đã lấy từ môi trường nội bào 2398 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến nói trên. A. Mất một cặp nuclêotit. B. Thêm một cặp nuclêotit. C. Thay một cặp nuclêotit này bằng một cặp nuclêotit khác. D. Câu A và C. Câu 6. Đột biến không làm thay đổi số nucleotit nhưng làm thay đổi một liên kết hidro trong gen. đó là dạng đột biến nào? A. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một căp nuclêôtit khác loại B. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại C. Thêm một cặp A - T D. Mất một cặp G – X Câu 7. Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nuclêôtit loại G của gen là 600. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến nào? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen). A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T B. Mất một cặp A – T. C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. D. Thêm một cặp G – X. Câu 8.  Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nuclêôtit loại G của gen là 600. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3599. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến nào? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen). A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T. B. Mất một cặp A – T. C. Thêm một cặp G – X. D. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. Câu 9. Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số nuclêôtit là 3000. Số nuclêôtit loại A chiếm 25% tổng số nuclêôtit của gen. Gen bị đột biến điểm thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Hãy tính tổng số liên kết hiđrô của gen sau đột biến.     A. 3749 B. 3751 C. 3009 D. 3501 Câu 10.  Đột biến thay một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng A. Không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường B. Ngắn hơn so với m ARN bình thường C. Dài hơn so với mARn bình thường. D. Có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường. Câu 11.  Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một số cặp NST trong giảm phân, tạo nên:  A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu gây ra các đột biến cấu trúc NST trong tự nhiên là do: A. Tác nhân vật lý và hóa học của ngoại cảnh B. Sự rối loạn trong quá trình trao đổi chất của nội bào. C. Các vụ thử vũ khí hạt nhân của con người. D. Quá trình giao phối tự nhiên. Câu 13. Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người: A. Mất đoạn đầu trên NST số 21 B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23 C. Đảo đoạn trên NST giới tính X D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23 Câu 14. NST ban đầu có sự phân bố các gen trên NST là ABCDEFG bị đột biến cấu trúc NST. Dạng nào sau đây thuộc dạng đột biến lặp đoạn NST? A. ABCDFEG B. ABCDEFEFG C. ABCDFE D. ABCDFG Câu 15. Ở lúa có bộ NST 2n = 24. khi giảm phân tạo giao tử có bộ NST n + 1 là: A. 11 B. 12 C. 13 D. 14 Câu 16. Hội chứng Tơcnơ ở nữ do mất 1 NST giới tính X, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là: A. 46. B. 45. C. 44. D. 47. Câu 17. Một loài sinh vật bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, kí hiệu nào là của thể dị bội: A. 3n, 4n B. 2n + 1; 2n -1 C. 2n + 2; 2n - 2 D. Cả B, C đúng Câu 18. Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể ba nhiễm là: A. 9 B. 10 C. 7.     D. 6. Câu 19. Nếu cho hai loại giao tử n + 1 và n thụ tinh với nhau, hợp tử sẽ phát triển thành thể: A. Một nhiễm. B. Hai nhiễm. C. Ba nhiễm. D. Không nhiễm. Câu 20. Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào: ABCDEFGH ABCDEFG A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

1 câu trả lời

Đây nah

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước