Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, xã hội Nhật Bản chứa đựng mâu thuẫn trong những lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, xã hội. B. Kinh tế, văn hóa, xã hội. C. Kinh tế, văn hóa, quân sự. D. Kinh tế , chính trị, quân sự. Câu 2. Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị: A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ. Câu 3. Trong cải cách về chính trị của Minh Trị , giai cấp nào được đề cao? A.Tư sản B.Địa chủ C.Quý tộc D.Quý tộc tư sản Câu 4. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai? A. Thiên Hoàng B. Tư sản. C. Tướng quân D. Thủ tướng Câu 5. Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng? A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan. B. Anh, Pháp, Đức, Áo. C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. D. Anh, Pháp, Nga, Đức. Câu 6. Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào? A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng. B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương. D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng. Câu 7. Ai là người lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản? A. Tướng quân B. Minh Trị. C. Tư sản công nghiệp. D. Quý tộc tư sản hóa. Câu 8. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào? A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao. Câu 9. Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng? A. Quý tộc tư sản hóa B. Tư sản C. Quý tộc phong kiến D. Địa chủ Câu 10. Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là A. Cộng hòa. B. Quân chủ lập hiến C. Quân chủ chuyên chế D. Liên bang. Câu 11. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì nổi bật? A.Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng B.Xuất hiện các công ty độc quyền C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược D.Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc Phủ diễn ra mạnh mẽ. Câu 12. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp. B. Đài Loan, Nga, Mĩ. C. Nga, Đức, Trung Quốc. D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga. Câu13 . Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã A. duy trì chế độ phong kiến B. tiến hành những cải cách tiến bộ. C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới. Câu14 .Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến ? A.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. B.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hóa nắm quyền. C.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền. D.Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước. Câu 15. Sự ra đời các công ty độc quyền đã tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản? A.Sự lũng đoạn đối với kinh tế, chính trị Nhật Bản. B. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, sự ổn định của nước Nhật. C. Sự phát triển kinh tế và sức mạnh quân sự cho nước Nhật. D. Đưa Nhật Bản trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.

2 câu trả lời

1.

2. D

3.D 

4. C

5. D

6. A

7. B

8. C

9. A

10.B 

11.A 

12. D

13.B

14. A 

15. A

1.A Kinh tế, chính trị, xã hội.

2.D Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.

3.D Quý tộc tư sản.

4.C Tướng quân.

5.D Anh, Pháp, Nga, Đức.

6.A Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.

7.B Minh Trị.

8.C Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.

9.A Quý tộc tư sản hóa.

10.B Quân chủ lập hiến.

11.A Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng.

12.D Đài Loan, Trung Quốc, Nga.

13.B Tiến hành những cải cách tiến bộ.

14.A Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.

15.A Sự lũng đoạn đối với kinh tế, chính trị Nhật Bản.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau: Thời gian có thể chữa lành mọi vết thương, chấn chỉnh mọi sai sót, và biến mọi lỗi lầm thành tài sản. Song, nó chỉ thích chơi với những ai có thể giết chết sự trì hoãn và biết hướng đến các mục tiêu cụ thể với mục đích rõ ràng. Cứ mỗi giây phút trôi qua, khi đồng hồ gõ đều để rút dần khoảng cách là khi thời gian đang chạy đua với từng người. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại, bởi không ai có thể lấy lại được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Hãy tiến về phía trước với sự quả quyết và đúng lúc, rồi thời gian sẽ yêu mến bạn. Nếu bạn lưỡng lự hay đứng yên, thời gian sẽ loại bạn ra khỏi cuộc chơi. Cách duy nhất để tiết kiệm thời gian là sử dụng nó một cách khôn ngoan. Hãy cho tôi biết bạn sử dụng thời gian nhàn rỗi như thế nào và tiêu tiền ra sao, tôi sẽ cho bạn biết mười năm nữa bạn là ai và đang ở đâu. Ngày hôm nay là ngày quan trọng nhất. Đừng chờ đợi ngày mai. Hãy sống trọn vẹn cho hôm nay. Đừng để sự lo lắng, thất vọng, tức giận hay hối hận… xuất hiện trong ngày hôm nay của bạn. Tất cả đều đã thuộc về quá khứ hoặc chỉ xảy đến trong tương lai. Hãy làm việc thật nghiêm túc và sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, đâu là ý nghĩa của thời gian ?

3 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước