Câu 1: Đất trồng là gì? Trình bày thành phần và tính chất chính của đất trồng Câu 2: Có những biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào? Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng bằng biện pháp hóa học có ưu, nhược điểm gì? Câu 3: Phân đạm, phân hữu cơ dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao Câu 4: Đối với các loại rác thải hữu cơ chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh Câu 5: Thời vụ gieo trồng là gì? Dựa vào những yếu tố nào để xác định thời vụ gieo trồng?
2 câu trả lời
Câu 1:
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vở rái Đất trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
- Đất trồng gồm 3 thành phần:
+ Phần khí
+ Phần rắn: chất vô cơ và chất hữ cơ
+ Phần lỏng
Câu 2:
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.
- Biện pháp thủ công
- Biện phát hóa học
- Biện pháp sinh học
- Biện pháp kiểm dịch thực vật
*Ưu, nhược điểm bằng biện pháp hóa học:
- Ưu điểm:
+ Tiêu diệt sâu, bênh nhanh, ít tốn công.
- Nhược điểm:
+ Gây độc cho con người, cây trồng và vật nuôi.
+ Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Câu 3:
- Phân đạm: bón thúc
Vì có tỉ lệ dinh dưỡng cao , dễ hòa tan nên cây sử dụng đc ngay .
- Phân hữu cơ: bón lót
Vì thành phần có nhiều chất dinh dưỡng nhưng các chất dinh dưỡng đó ở dạng khó tiêu( không hòa tan), cây không sử dung được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.
Câu 4:
- Có thể dùng thức ăn thừa thành phân bón.
- Như chất thải gia sức ủ hoai mục rồi đem đi làm phân bón hữu cơ.
Câu 5:
- Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian nhất định mà mỗi loài cây được gieo trồng.
- Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải đự vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bênh ở mỗi địa phương.
câu 1
* khái niệm
-Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
-Đất trồng là sản phẩm của quá trình biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.
*Thành phần chính và tính chất của đất trồng bao gồm:
-Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).
-Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).
-Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.
-Tính chất: Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
câu 2
*các biện pháp phòng trừ sâu hại
-Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại
-Biện pháp thủ công
-Biện pháp hóa học
-Biện pháp sinh học
-Biện pháp kiểm dịch thực vật
*Ưu điểm
-Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công
*Nhược điểm
Gây độc cho người, cây trồng, gia súc, ô nhiễm môi trường, giết chết các vi sinh vật khác trong ruộng, con người khi ăn phải thực phẩm sử dụng quá nhiều chất hóa học có thể bị ngộ độc nghiêm trọng
câu 3
Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng trong phân thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan) cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. Do đó phải bón vào đất trước khi gieo trồng.
câu 4
- Luôn luôn có 1 chiếc tui riêng cho mình
- Hạn chế sử dụng nhiều túi nilon vì thời gian tiêu hủy của nó có thể lên đến hơn 500 năm
- Sử dụng túi có thể tái chế và an toàn với môi trường
- Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng
- Cần có ý thức
- Vứt rác đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi ra cỏ, biển hay mặt đường
- Tham gia các hoạt động thu gom rác của các ban ngành đoàn thể tại địa phương
câu 5
-Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
- Căn cứ vào 3 yếu tố sau để xác định thời vụ gieo trồng:
+ Khí hậu.
+ Loại cây trồng
+ Thời kỳ sâu bệnh