Câu 1. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ? A. Dùng phương pháp ôn hòa. B. Dùng phương pháp thương lượng C. Dùng phương pháp bạo lực. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị. Câu 2. Thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ về kinh tế nhằm mục đích A. khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên B. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân C. áp đặt sự nô dịch về chính trị, xã hội D. chú trọng phát triển về kinh tế Ấn Độ Câu 3. Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, dưới chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Anh số người chết đói ở Ấn Độ là A. 36 triệu người. B. 27 triệu người C. 26 triệu người. D. 16 triệu người. Câu 4. Khẩu hiệu "Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào ? A. Đấu tranh đòi thả Ti-lắc. B. Khởi nghĩa Xi-Pay. C. Chống đạo luật chia cắt Ben –gan. D. Đấu tranh ôn hòa. Câu 5: Chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc Đại là A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang . B. chuyển dần từ đấu tranh ôn hòa sang đấu tranh chính trị. C. đấu tranh ôn hòa, yêu cầu thực dân Anh phải thực hiện cải cách. D. đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh. Câu 6. Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp nào sau đây ? A. Tư sản. B. Vô sản. C. Công nhân. D. Nông dân. Câu 7.Ý nghĩa của việc thành lập đảng Quốc đại ở Ấn Độ là A. đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ. B. giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. C. bước ngoặt phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. D. thể hiện ý thức và lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Ấn Độ. Câu 8. Nguyên nhân nào đánh dâu sự thất bại của cao trào cách mạng 1905–1908 ở Ấn Độ ? A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh. B. Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được nhân dân . C. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ đảng Quốc đại. D. Sự chênh lệch về lực lượng. Câu 9: Năm 1885 ở Ấn Độ diễn ra sự kiện nào sau đây ? A. Anh hoàn thành quá trình xâm lược Ấn Độ B. Nữ hoàng Anh tuyên bố là nữ hoàng Ấn Độ C. Sự thành lập Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản D. Chính sách chia cắt xứ Ben-gan có hiệu lực Câu 10: Anh đã thực hiện chính sách cai trị gì đối với đất nước Ấn Độ A. Gián tiếp B. Đàn áp C. Mua chuộc D. Trực tiếp Câu 11: Thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược, cai trị Ấn Độ trong khoảng thời gian nào? A. Giữa thế kỉ XIX B. Đầu thế kỉ XIX C. Nửa sau thế kỉ XIX D. Cuối thế kỉ XIX đầu XX Câu 12: Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ? A. Ngày đạo luật chia cắt Bengan có hiệu lực B. Phái cực đoan trong Đảng quốc Đại thành lập C. Thực dân Anh bắt giam Tilac D. Ngày Tilac bị khai trừ khỏi Đảng quốc Đại Câu 13: Đảng Quốc Đại là đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ? A. Đảng của giai cấp vô sản B. Của giai cấp tư sản C. Là đảng của tầng lớp quý tộc mới Ấn Độ D. Giai cấp phong kiến Câu 14: Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX tiểu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa A. Xi-pay B. Mi-rút B. Đê-li D. Bom-bay Câu 15: Đế quốc nào đã hoàn thành quá trình xâm lược Ấn Độ A. Anh B. Pháp C. Mỹ D. Đức Câu 16: Cuộc khởi nghĩa Xi-pay đã lan rộng ra những vùng nào của Ấn Độ A. Miền Bắc B. Miền Nam C. Miền Trung D. Miền Bắc, Miền trung Câu 17: Những chính sách nào về chính trị, xã hội mà thực dân Anh không thực hiện ở Ấn Độ A. Đưa đẳng cấp lớp trên vào bộ máy trực tiếp cai trị ấn Độ. B. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. C. Chia để trị. D. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ. Câu 18: Tình hình Ấn Độ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm gì giống với các nước phương Đông khác? A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. B. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản C. Là thuộc địa của các nước phương Tây D. Trở thành nước độc lập tiến lên chủ nghĩa tư bản Câu 19: Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến Ấn Độ nhằm: A. xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ B. cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ C. làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình D. biến họ thành tay sai đắc lực Câu 20: Đỉnh cao nhất phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là: A. phong trào đấu tranh của công nhân Can – cut – ta năm 1905 B. phong trào đấu tranh của công nhân Bombay năm 1908 C. phong trào đấu tranh của công nhân Can – cut – ta năm 1908 D. phong trào của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905

2 câu trả lời

Mong ad xác thực, huhu T^T

C1. A. Dùng phương pháp ôn hòa.

C2. C. áp đặt sự nô dịch về chính trị, xã hội

C3. C. 26 triệu người.

C4. C. Chống đạo luật chia cắt Ben –gan.

C5. C. đấu tranh ôn hòa, yêu cầu thực dân Anh phải thực hiện cải cách.

C6. A. Tư sản.

C7. B. giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

C8. C. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ đảng Quốc đại.

C9. C. Sự thành lập Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản

C10. D. Trực tiếp

C11. B. Đầu thế kỉ XIX

C12. A. Ngày đạo luật chia cắt Bengan có hiệu lực

C13. B. Của giai cấp tư sản

C14. A. Xi-pay

C15. A. Anh

C16. D. Miền Bắc, Miền trung

C17. A. Đưa đẳng cấp lớp trên vào bộ máy trực tiếp cai trị ấn Độ.

C18. A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

C19. C. làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình

C20. B. phong trào đấu tranh của công nhân Bombay năm 1908

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau: Thời gian có thể chữa lành mọi vết thương, chấn chỉnh mọi sai sót, và biến mọi lỗi lầm thành tài sản. Song, nó chỉ thích chơi với những ai có thể giết chết sự trì hoãn và biết hướng đến các mục tiêu cụ thể với mục đích rõ ràng. Cứ mỗi giây phút trôi qua, khi đồng hồ gõ đều để rút dần khoảng cách là khi thời gian đang chạy đua với từng người. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại, bởi không ai có thể lấy lại được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Hãy tiến về phía trước với sự quả quyết và đúng lúc, rồi thời gian sẽ yêu mến bạn. Nếu bạn lưỡng lự hay đứng yên, thời gian sẽ loại bạn ra khỏi cuộc chơi. Cách duy nhất để tiết kiệm thời gian là sử dụng nó một cách khôn ngoan. Hãy cho tôi biết bạn sử dụng thời gian nhàn rỗi như thế nào và tiêu tiền ra sao, tôi sẽ cho bạn biết mười năm nữa bạn là ai và đang ở đâu. Ngày hôm nay là ngày quan trọng nhất. Đừng chờ đợi ngày mai. Hãy sống trọn vẹn cho hôm nay. Đừng để sự lo lắng, thất vọng, tức giận hay hối hận… xuất hiện trong ngày hôm nay của bạn. Tất cả đều đã thuộc về quá khứ hoặc chỉ xảy đến trong tương lai. Hãy làm việc thật nghiêm túc và sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, đâu là ý nghĩa của thời gian ?

3 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước