Câu 1. Cuộc Vạn lí trường chinh là: A. cuộc hành quân của Hồng Quân công nông Trung Quốc tấn công tiêu diệt quân Quốc dân Đảng. B. cuộc phá vây, rút lui khỏi căn cứ điạ cách mạng, tiến lên phía Bắc của Hồng Quân công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. C. trận chiến lớn giữa quân đội Quốc dân Đảng với Hồng Quân công nông Trung Quốc. D. cuộc phá vây rút lui của quân đội Tưởng Giới Thạch. Câu 2. Lực lượng giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1929 là: A. Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua Đảng Quốc đại với lãnh tụ tiêu biểu là M.Gan- đi. B. Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ. C. Tầng lớp tri thức Ấn Độ. D. Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Ấn Độ. Câu 3. Chủ trương và phương pháp đấu tranh của M. Găng- đi là: A. Kết hợp giữa bạo động và cải cách. B. Bất bạo động và bất hợp tác. C. Tiến hành một cuộc vận động cải cách duy tân. D. Vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành độc lập. Câu 4. Biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ trương của Đảng Quốc đại và M.Găng – đi ? A. Biểu tình hòa bình. B. Bãi công ở các nhà máy, công sở, bãi khóa ở các trường học. C. Không nộp thuế, tấy chay hành hóa Anh. D. Biểu tình thị uy vũ trang. Câu 5. Tư tưởng bất bạo động của M.Găn – đi được các tầng lớp nhân dân dân Ấn Độ hưởng ứng vì: A. Phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo Ấn Độ. B. Nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang. C. Nhân dân Ấn Độ sợ bị tổn thất, hy sinh. D. Nó dễ dàng được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Câu 6. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pen-giáp ( Ấn Độ) năm 1918 đã thu hút các thành phần nào tham gia? A. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản. C. Tư sản, quý tộc mới và công nhân. D. Nông dân, thị dân và đặc biệt là công nhân. Câu 7. Tháng 12/1925 diễn ra sự kiện lịch sử gì tiêu biểu nhất có tác dụng quyết định đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ? A. Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập. B. Đảng Quốc đại được thành lập. C. Đảng bảo thủ ra đời. D. Đảng cộng hòa ra đời. Câu 8. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào là chủ yếu ? A. Những chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh. B. Bãi công. C. Biểu tình, bãi khóa. D. Bạo động với thực dân Anh Câu 9. Thủ đoạn dối phó của thực dân Anh trước sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là: A. Cho Ấn Độ được hưởng quyền tự trị. B. Vừa khủng bố đàn áp, vừa mua chuộc chính trị, gây chia rẽ hàng ngũ cách mạng. C. Chấp nhận những yêu cầu của nhân dân Ấn Độ. D. Tăng cường đàn áp, khủng bố. Câu 10. Sự kiện nào mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Phong trào Ngũ tứ B. Nội chiến Quốc - Cộng lần thứ nhất C. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời D. Chiến tranh Bắc phạt Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập? A. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời B. Nội chiến Quốc - Cộng lần thứ nhất C. Phong trào Ngũ tứ D. Chiến tranh Bắc phạt Câu 12. Lực lượng nào đã biểu tỉnh mở đầu phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919? A. Nông dân B. Tư sản C. Công nhân D. Học sinh, sinh viên Câu 13. Từ năm 1927 - 1937, cuộc nội chiến ở Trung Quốc đã diễn ra giữa các lực lượng nào? A. Quốc dân Đảng với các lực lượng quân phiệt ở miền Bắc Trung Quốc B. Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng. C. Đảng Cộng sản với các lực lượng quân phiệt ở miền Bắc Trung Quốc D. Đảng Cộng sản Trung Quốc với tập đoàn phong kiến Mãn Châu Câu 14. Lực lượng nào không tham gia cuộc Chiến tranh Bắc phạt ở Trung Quốc (1926 - 1927)? A. Các lực lượng quân phiệt ở miền Bắc Trung Quốc B. Quốc dân Đảng C. Đảng Cộng sản Trung Quốc D. Tập đoàn phong kiến Mãn Châu Câu 15. Vì sao trong cuộc nội chiến Quốc - Cộng, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải tiến hành cuộc Vạn lí trường chinh? A. Do sự đàn áp của Quốc dân đảng B. Để bảo toàn lực lượng trước các cuộc vây quét của Quốc dân đảng. C. Vì bị quân Nhật tấn công D. Do sự phản bội của Quốc dân đảng Câu 16. Nguyên nhân nào dẫn tới làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Do hậu quả chiến tranh nặng nề và chính sách tăng cường bóc lột của thực dân Anh B. Do thực dân Anh muốn chia cắt đất nước Ấn Độ C. Do thực dân Anh cấm nhân dân theo đạo Hồi D. Do chính quyền thực dân Anh kìm hãm kinh tế Ấn Độ Câu 18. Người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong phong trào độc lập ở Ấn Độ từ 1918 đến 1939 là ai? A. G.Nê-ru B.Ti-lắc C. Xu-các-nô D. Gan-di

2 câu trả lời

1. D

2. A 

3. B 

4. D 

5. A

6. D 

7. A 

8. A 

9. B 

10. A 

11.C 

12. C 

13. B 

14. D 

15. B 

16. A 

18. D 

1.B Cuộc phá vây, rút lui khỏi căn cứ điạ cách mạng, tiến lên phía Bắc của Hồng Quân công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

2.A Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua Đảng Quốc đại với lãnh tụ tiêu biểu là M.Gan- đi.

3.B Bất bạo động và bất hợp tác.

4.D Biểu tình thị uy vũ trang.

5.A Phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo Ấn Độ.

6.D Nông dân, thị dân và đặc biệt là công nhân.

7.A Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.

8.A Những chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh.

9.B Vừa khủng bố đàn áp, vừa mua chuộc chính trị, gây chia rẽ hàng ngũ cách mạng.

10.A Phong trào Ngũ tứ.

11.C Phong trào Ngũ tứ.

12.C Công nhân.

13.B Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng.

14.D Tập đoàn phong kiến Mãn Châu.

15.B Để bảo toàn lực lượng trước các cuộc vây quét của Quốc dân đảng.

16.A Do hậu quả chiến tranh nặng nề và chính sách tăng cường bóc lột của thực dân Anh.

18.D Gan-di.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau: Thời gian có thể chữa lành mọi vết thương, chấn chỉnh mọi sai sót, và biến mọi lỗi lầm thành tài sản. Song, nó chỉ thích chơi với những ai có thể giết chết sự trì hoãn và biết hướng đến các mục tiêu cụ thể với mục đích rõ ràng. Cứ mỗi giây phút trôi qua, khi đồng hồ gõ đều để rút dần khoảng cách là khi thời gian đang chạy đua với từng người. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại, bởi không ai có thể lấy lại được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Hãy tiến về phía trước với sự quả quyết và đúng lúc, rồi thời gian sẽ yêu mến bạn. Nếu bạn lưỡng lự hay đứng yên, thời gian sẽ loại bạn ra khỏi cuộc chơi. Cách duy nhất để tiết kiệm thời gian là sử dụng nó một cách khôn ngoan. Hãy cho tôi biết bạn sử dụng thời gian nhàn rỗi như thế nào và tiêu tiền ra sao, tôi sẽ cho bạn biết mười năm nữa bạn là ai và đang ở đâu. Ngày hôm nay là ngày quan trọng nhất. Đừng chờ đợi ngày mai. Hãy sống trọn vẹn cho hôm nay. Đừng để sự lo lắng, thất vọng, tức giận hay hối hận… xuất hiện trong ngày hôm nay của bạn. Tất cả đều đã thuộc về quá khứ hoặc chỉ xảy đến trong tương lai. Hãy làm việc thật nghiêm túc và sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, đâu là ý nghĩa của thời gian ?

3 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước