Câu 1: Cuộc khởi nghĩa dưới đây là tiêu biểu nhất của nhân dân vùng châu thổ sông Hồng cuối thế kỷ XIX trong phong trào Cần Vương? A. Ba Đình. B. Yên Thế. C. Bãi Sậy. D. Hương Khê. Câu 2: Lực lượng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam là A. giai cấp nông dân. B. giai cấp địa chủ phong kiến. C. các văn thân, sĩ phu yêu nước. D. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi. Câu 3: Phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam bùng nổ trong hoàn cảnh A. mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp phát triểnrất gay gắt. B. thực dân Pháp hoàn thành công cuộc bình định quân sự ở Việt Nam. C. cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại. D. thực dân Pháp lập mưu bắt Tôn Thất Thuyết và loại bỏ phải chủ chiến. Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)ở Việt Nam là A. thực dân Pháp quá mạnh, sử dụng bọn tay sai và dốc toàn bộ lực lượng đàn áp. B. giai cấp nông dân chưa được giác ngộ về ý thức chính trị và phương pháp đấu tranh. C. thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến và mang tính địa phương nhỏ hẹp. D. thiếu sự liên kết, phối hợp với phong trào Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa khác. Câu 5: Một trong những nội dung của Chiếu Cần vương (1885) do Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ban ra là A. tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Duy Tân. B. tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. C. tố cáo triều đình Huế phản bội, bán nước. D. thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân. Câu 6: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX? A. Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt. B. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. C. Phong trào Cần vương chấm dứt. D. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại. Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về những hành động của Tôn Thất Thuyết đối với phe chủ hòa trong triều đình Huế sau Hiệp ước Patơnốt năm 1884? A. Phối hợp với Phan Đình Phùng chuẩn bị khởi nghĩa. B. Phế bỏ những ông vua có tư tưởng thân Pháp. C. Bí mật liên kết với văn thân, sĩ phu chuẩn bị lực lượng. D. Trừ khử những quan lại không cùng chính kiến. Câu 8: “Trong giai đoạn 1888-1896, phong trào Cần vương ở Việt Nam có bước phát triển mới so với giai đoạn 1885-1888”. Đây là nhận định A. đúng, vì tuy không có triều đình lãnh đạo nhưng phong trào vẫn được duy trì. B. sai, vì các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ nên bị thực dân Pháp đàn áp thất bại. C. đúng, vì phong trào quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn, trình độ tổ chức cao hơn. D. sai, vì các cuộc khởi nghĩa diễn ra cục bộ, thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. Câu 9: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896) ở Việt Nam? A. Ba Đình. B. Hùng Lĩnh. C. Bãi Sậy. D. Hương Khê. Câu 10: Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế (7/1885)? A. Sự chênh lệch về lực lượng và công tác tuyên truyền chưa tốt.
2 câu trả lời
1. B
2. C
3. A
4. C
5. D
6. D
7. B
8. C
9. D
10. D
nhưng cho mk câu trl hay nhất nha bn
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm