Câu 1: Các em rất tự hào khi biết rằng nước ta là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, có đa dạng sinh học cao, có nhiều động vật quý và hiếm. Vậy chúng ta làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú? (2đ) Câu 2: Hãy kể tên một số Động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh? (1đ) Câu 3: Trùng Roi giống và khác thực vật ở những điểm nào? (3đ) Câu 4: Muỗi và bệnh sốt rét có liên quan gì? Tại sao miền núi thường mắc bệnh sốt rét cao, đề phòng bệnh sốt rét ta phải làm gì

2 câu trả lời

M  GỬI Ạ

Câu 1: 

- Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn.

- Tăng cường trồng rừng

- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học và bảo tồn nó

- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học.

_____________________________________

Câu 2:

- Trùng kiết lị: bào xác thường qua con đường tiêu hóa và gây ra bệnh ở ruột người.

- Trùng sốt rét: do muỗi anôphen truyền từ người này sang người khác.

_____________________________________

Câu 3: 

- Giống: có khả năng tự dưỡng nhờ diệp lục khi sống ở nơi có ánh sáng

- Khác: Có thể dị dưỡng khi sống trong tối lâu ngày; có thể di chuyển; không có thành xenlulozo.

_____________________________________

Câu 4:

Sốt rét là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt.

- Vì điều kiện, hiểu biết, khả năng tiếp cận điều kiện y tế gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, các vấn đề về môi trường, vệ sinh không đảm bảo cũng là điều kiện tạo cơ hội để bệnh sốt rét lây truyền nhanh ở miền núi.

- Để đề phòng bệnh sốt rét:

+ Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.

+ Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi.

 

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Câu 1:

* Các biện pháp bảo vệ thế giới động vật mãi mãi phong phú :

- Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn VÍ DỤ: 2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu bảo tồn

- Ban hành sách đỏ Việt Nam

- Đưa ra các quy định khai thác

- tăng cường trồng rừng

- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học và bảo tồn nó

- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học....

Câu 2:

- Trùng kiết lị: bào xác thường qua con đường tiêu hóa và gây ra bệnh ở ruột người.

- Trùng sốt rét: do muỗi anôphen truyền từ người này sang người khác.

- Trùng gây bệnh ngủ li bì ở châu Phi: do ruồi tsê — tsê truyền từ người này sang người khác.

Câu 3:

- Giống:

    + Sống tự dưỡng (có khả năng quang hợp) nhờ có diệp lục 

    +Tế bào có nhân, màng sinh chất, diệp lục, không bào

- Khác:

     + Trùng roi: có khả năng dị dưỡng khi sống ở môi trường không ánh sáng, có roi, điểm mắt  và có khả năng di chuyển.

     +Thực vật: chỉ sống tự dưỡng, không có khả năng di chuyển

Câu 4:

Muỗi và bệnh sốt rét có liên quan

Biện pháp:

- Ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh;

Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi;

- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà;

- Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay. Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương…;

- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước;

- Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm