Câu 1 : Bằng một số những dẫn chứng em hãy đánh giá về phong trào giải phóng dân tộc của Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. Câu 2 : Em hãy cho biết mối quan hệ của VN với một trong các nước sau : Mỹ , Nhật ,Tây Âu về các mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự .

2 câu trả lời

câu 1:

Một đặc điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1924 - 1929 là phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa xuống thấp nhưng phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp diễn mạnh mẽ ở hầu khắp các nước châu Á, châu Phi và Mĩ latinh.

1. Ở châu Á, phong trào phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở Trung Quốc. Những năm 1924 - 1927 là thời kì bùng nổ cuộc đấu tranh quan trọng - cuộc nội chiến cách mang lần thứ nhất.

Ở Ấn Độ, phong trào bãi công của công nhân tiếp diễn trong suốt những năm 1924 - 1927. Phong trào nông dân chống thuế, chống địa chủ tăng tô tức diễn ra mạnh mẽ vào năm 1927. Đảng Quốc đại, sau một thời gian suy giảm lực lượng, bắt đầu tăng cường hoạt động mở rộng đội ngũ.

Ở các nước Đông Nam Á, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi. Đặc biệt ở Indônêxia, Đảng Cộng sản tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi thiết thân. Năm 1925, phong trào bãi công của công nhân dâng cao. Năm 1926, nhân dân Bativia (tức Giacacta ngày nay) khởi nghĩa vũ trang. Năm 1927, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở đảo Xumatơra.

Ở Việt Nam, trong những năm 20 của thế kỉ này, thông qua lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người cộng sản Việt Nam đầu tiên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đến với nhân dân ta. Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác và tiến tới việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương

2. Phong trào cách mạng ở châu Phi

Ở châu Phi, phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhất là ởAiCập.Năm 1918, những tiểu tổ xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Cairô, Alêchxanđri, Poócxait, rồi hợp nhất thành Đảng Xã hội và từ năm 1921 mang tên Đảng Cộng sản Ai Cập. Trong những năm 1918 - 1923, đã diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn cho Ai Cập… bằng con đường hòa bình hợp pháp'', do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng. Bị thực dân Anh đàn áp, phong trào vẫn tiếp tục dâng cao và chuyển biến thành khởi nghĩa vũ trang trong nhiều thành thị. Công nhân xe điện, đường sắt ở Cairô, công nhân khuân vác ở Alêchxanđri, các viên chức cơ quan nhà nước đã bãi công.

Trong nhiều làng xã, tỉnh thành, các ủy ban cách mạng (mang tên gọi Xô viết) được thành lập. Nhân dân Ai Cập đã anh dũng đấu tranh nhưng do thiếu sự lãnh đao thống nhất nên đến đầu tháng 4-1919, thực dân Anh đã đàn áp được khởi nghĩa vũ trang.

Cuối năm 1921, cuộc khởi nghĩa mới lại bùng nổ. Thực dân Anh buộc phải đi đến những nhượng bộ bề ngoài. Tháng 2-1922, Chính phủ Anh phải tuyên bố hủy bỏ chế độ bảo hộ và trao trả “độc lập” cho Ai Cập. Xuntan Atmét Phuát đổi danh hiệu là vua Phuát I; tháng 5-1923, hiến pháp mới được ban hành. Tuy vậy, trên thực tế ảnh hưởng của đế quốc Anh vẫn giữ nguyên. Quân đội Anh vẫn đóng ở Ai Cập, thực dân Anh còn nắm quyền nội trị, ngoại giao và đô hộ trực tiếp vùng Xuđăng

Ở Tuynidi, phong trào diễn ra sôi nổi trong những năm 1920 – 1922.

Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Đồng thời giai cấp tư sản dân tộc, đứng đầu là Xaalibi, cũng dấy lên phong trào đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho Tuynidi. Thực dân Pháp chẳng những bác bỏ các yêu sách đó mà còn đàn áp phong trào. Lập tức làn sóng biểu tình phản đối và bãi công sôi sục diễn ra khắp cả nước. Phong trào đấu tranh chính trị lên tới đỉnh cao vào tháng 4-1922, đòi hỏi phải khẩn trương thực hiện những cải cách hiến pháp. Tháng 6-1922, chính phủ Pháp buộc phải ban hành sắc lệnh về cải cách hiến pháp ở Tuynidi. Phong trào đấu tranh vũ trang bùng lên mạnh mẽ ở nhiều vùng Marốc (thuộc Pháp) và đặc biệt Marốc thuộc Tây Ban Nha. Giữa năm 1921, các bộ lạc Rớp (thuộc Tây Ban Nha), dưới sự lãnh đạo của Ápđen Kêrim, đã đánh bại đạo quân của tướng Xinvéttôrơ gồm 12.000 binh lính với 120 khẩu đại bác. Ngày 19-9-1921, trong đại hội các bộ lạc, dưới sư lãnh đạo của Ápđen Kêrim, Cộng hòa Ríp độc lập đã ra đời và tồn tại được đến năm 1926.

Ở châu Phi nhiệt đới cũng bùng nổ phong trào đấu tranh chống đế quốc. Phong trào bãi công rộng lớn ở Nạm Phi (diễn ra trong những năm 1918 - 1920, Đảng Cộng sản Nam Phi ra đời năm 1921, Đảng Đai hội quốc dân Tây Phi thành lập năm 1920 và Đại hội toàn Phi họp năm 1919 là những sự kiện quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. Đặc biệt, Đại hội toàn Phi lần thứ I họp năm 1919 ở Pari (có 17 Đại biểu tham dự) đã để ra nghị quyết về quyền của người Phi được tham gia cai quản đất nước, bắt đầu từ các cơ quan địa phương và dần dần đi đến những “nhiệm vụ chính quyền cấp cao để trong tương lai châu Phi phải do người Phi cai quản”.

3. Phong trào cách mạng ở Mĩ latinh

Ở Mĩ latinh, phong trào cách mạng lên cao ở nhiều nước. Trong những năm 1917 - 1921, ở Achentina đã xuất hiện cao trào đấu tranh của công nhân (riêng năm 1919 đã diễn ra 367 cuộc bãi công với 306.000 người tham gia).

Trong những năm 1920 - 1921, tại một số thành phố và các bang ở Mêhicô đã ra đời các Xô viết. Ở Braxin, làn sóng bãi công tiếp diễn trong suốt năm 1920 đã buộc chính phủ phải có một số nhượng bộ (như thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ và nâng cao tiền lương cho công nhân một số ngành; thi hành chế độ tiền lương mới cho công nhân, thi hành chế độ trợ cấp cho công nhân bị tai nạn lao động).

Ở các nước Mĩ latinh khác, chính đảng vô sản và các tổ chức công đoàn lần lượt được thành lập nhằm lãnh đạo phong trào công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc Mĩ và các lực lượng phản động trong nước.

Nhìn chung, cao trào cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở khắp các châu lục, tiến công vào chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong nước, đồng thời góp phần bảo vệ cách mạng Nga và nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Đặc điểm của cao trào cách mạng này là giai cấp vô sản non trẻ đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở nhiều nước, họ đã đóng vai trò lãnh đạo các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Trong điều kiện đó, các Đảng Cộng sản lần lượt được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Inđônêxia (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Aicập (1921), Đảng Cộng sản Braxin (1922), Đảng Cộng sản Cuba (1925)…

câu 2:

Quan hệ Nhật Bản–Việt Nam hay Việt-Nhật quan hệ bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán. Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.

-phong trào đấu tranh giành độc lập của Á Phi Âu diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, có đường lối đúng đắn , tổ chức lãnh đạo vững vàng sau CTTGT2 =>các nước đều giành được độc lập

-VN là nước đang phát triển theo đường lỗi xã hội chủ nghĩa, thực hiện đông thời công nghiệp hoá-hiện đại hoá, tiếp thu và sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật của các nước Mỹ- Nhật- Tây Âu vào sản xuất phát triển kinh tế, chính sách đối ngoại mềm dẻo , kĩ thuật mới để đưa vào quân sự

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
1 đáp án
12 giờ trước