Câu 1: a) Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. b) Có ý kiến cho rằng: Năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên. Diều đó đúng hay sai? Tại sao? Câu 2: Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào trong đời sống?

1 câu trả lời

Câu 1:

a) - Trong sản xuất: Quy luật giá trị yêu cầu người SX phải bảo đảm cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hoá phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hoá đó.

- Trong lưu thông: Việc trao đổi hàng hoá phải dựa trên nguyên tắc ngang giá (hay thời gian lao động xã hội cần thiết).

b) Điều đó sai vì năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.

Câu 2: Các chức năng của tiền tệ:

- Thước đo giá trị: Tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của hàng hoá.

- Phương tiện thanh toán: Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán.

- Tiền tệ thế giới: Tiền làm chức năng tiền tệ thế giới khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia.

- Phương tiện lưu thông (Hàng - Tiền - Hàng): Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá và theo công thức Hàng - Tiền - Hàng.

- Phương tiện cất trữ: Tiền rút khỏi lưu thông và đem cất trữ lại.

 

Em đã vận dụng được chức năng của tiền tệ trong đời sống như: 

- Dùng tiền để thanh toán, chi trả phục vụ nhu cầu của bản thân, gia đình trong sinh hoạt hằng ngày.

- Bố mẹ cho tiền còn dư, mang cất đi bằng cách bỏ vào ống heo.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm