Câu 1. (2,5 điểm) Dựa vào hình 6.2 - Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm (Trang 21 SGK ĐL 9), hãy nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Câu 2. (5,0 điểm) Trong xây dựng kinh tế - xã hội, vùng Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? Câu 3. (2,5 điểm) Dựa vào hình 6.2 – Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm (Trang 21 SGK ĐL 9), hãy kể tên các trung tâm công nghiệp, quy mô và cơ cấu ngành của từng trung tâm trong vùng Đông Nam Bộ.
1 câu trả lời
Câu 1:
* Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
– Diện tích: 23,6 nghìn km2, (chiếm 7,5% diện tích cả nước)
– Dân số: hơn 15,7 triệu người (2014), chiếm 17,3% dân số cả nước
– Gồm các tỉnh, thành phố: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
– Vị trí : phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Campuchia và phía đông nam giáp biển Đông.
– Đông Nam Bộ có vị trí đặc biệt: vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, là cầu nối vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long nên có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế.
Câu 2:
a) Thuận lợi
- Vị trí địa lí:
+ Kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.
+ Có vùng biển rộng lớn với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.
- Về tự nhiên:
+ Một dải lãnh thổ hẹp nằm ở phía đông của Trường Sơn Nam, phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, phía nam là Đông Nam Bộ.
+ Các nhánh núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.
+ Có tiềm năng lo lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Khoáng sản chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hoà, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ).
+ Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ trên một số sông.
+ Rừng có nhiều gỗ, chim và thú quý. Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gổ.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính, nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ như đồng bằng Tuy Hoà (Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Số dân gần 8.9 triệu người, 10,5% số dân cả nước (năm 2006).
+ Có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên người Chăm).
+ Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nấng, Quy Nhcỉn, Nha Trang, Phan Thiết.
+ Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.
+ Có các di tích văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
b) Khó khăn
- Mùa hạ có gió phơn Tây Nam; phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dải, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Khoáng sản không nhiều.
- Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng vé mùa khô lại rất cạn.
- Trong chiến tranh, chịu tổn thất về người và của.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn.
Câu 3:
* Quy mô và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp chính ở vùng Đông Nam Bộ:
- Các trung tâm công nghiệp chính: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một…
- Quy mô: Hồ Chí Minh có quy mô công nghiệp lớn nhất đạt trên 120 nghìn tỉ đồng.
- Các trung tâm còn lại có quy mô lớn 40 – 120 nghìn tỉ đồng.
- Cơ cấu ngành đa dạng bao gồm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, hóa chất….
* Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay vì:
- Vị trí địa lí thuận lợi: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Cơ cở nguyên nhiên liệu phong phú (dầu khí, cây công nghiệp)
- Dân cư đôn, có trình độ, thu hút được nhiều lao động từ vùng khác đến.
- Cơ sở hạ tầng đồng bộ, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoàivote 5*, cảm ơn và cho mình câu trả lời hay nhất nhaaa