Câu 01: Trùng roi xanh hô hấp bằng cách nào? A. Qua không bào co bóp và qua màng tế bào. B. Nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. C. Qua không bào tiêu hóa. D. Qua không bào co bóp. Đáp án của bạn: Câu 02: Chân giả của trùng biến hình được tạo thành nhờ: A. Không bào co bóp. B. Không bòa tiêu hóa. C. Nhân. D. Chất nguyên sinh. Đáp án của bạn: Câu 03: Trùng roi xanh di chuyển bằng cách nào? A. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển. B. Không bào co bóp hút và thải nước tạo áp lực cho cơ thể di chuyển. C. Không bào co bóp và điểm mắt giúp cơ thể di chuyển. D. Cơ thể uốn lượn tạo áp lực để di chuyển. Đáp án của bạn: Câu 04: Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm nào? A. Có chân giả rất ngắn. B. Chỉ ăn hồng cầu. C. Thích nghi cao với đời sống kí sinh. D. Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả rất ngắn, thích nghi cao với đời sống kí sinh. Đáp án của bạn: Câu 05: Trùng roi xanh di chuyển nhờ: A. Lông bơi. B. Roi bơi. C. Không có cơ quan di chuyển. D. Chân giả. Đáp án của bạn: Câu 06: Điểm mắt của trùng roi có màu: A. Đỏ. B. Nâu. C. Xanh lục. D. Đen. Đáp án của bạn: Câu 07: Trùng giày sinh sản theo những cách nào? A. Phân đôi và tiếp hợp. B. Tiếp hợp. C. Phân đôi. D. Phân nhiều. Đáp án của bạn: Câu 08: Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung? A. Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm. B. Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo. C. Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng, D. Cả 3 phương án trên đều đúng. Đáp án của bạn: Câu 09: Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây? A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn. B. Có khả năng kết bào xác. C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi. D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công. Đáp án của bạn: Câu 10: Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người? A. Cản trở giao thông đường thuỷ. B. Gây ngứa và độc cho người. C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi. D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi. Đáp án của bạn: Câu 11: Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là A. quang tự dưỡng. B. hoá tự dưỡng. C. dị dưỡng. D. dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp. Đáp án của bạn: Câu 12: Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào? A. Đối xứng toả tròn. B. Đối xứng hai bên. C. Đối xứng lưng – bụng. D. Đối xứng trước – sau. Đáp án của bạn: Câu 13: Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì? A. Cung cấp vật liệu xây dựng. B. Nghiên cứu địa tầng. C. Thức ăn cho con người và động vật. D. Vật trang trí, trang sức. Đáp án của bạn: Câu 14: Phần lớn các loài ruột khoang sống ở A. sông. B. biển. C. ao. D. hồ. Đáp án của bạn: Câu 15: Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng A. Các xúc tu. B. Các tế bào gai mang độc. C. Lẩn trốn khỏi kẻ thù. D. Trốn trong vỏ cứng. Đáp án của bạn: Câu 16: Vòng đời của sán lá gan có đặc điểm nào dưới đây? A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng. B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau. C. Sán trưởng thành kết bào xác vào mùa đông. D. Ấu trùng sán có khả năng hoá sán trưởng thành cao. Đáp án của bạn: Câu 17: Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh? A. sán lá gan, sán dây và sán lông. B. sán dây và sán lá gan. C. sán lông và sán lá gan. D. sán dây và sán lông. Đáp án của bạn: Câu 18: Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là gì? A. Ruột phân nhánh. B. Cơ thể dẹp. C. Có giác bám. D. Mắt và lông bơi tiêu giảm. Đáp án của bạn: Câu 19: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những giun dẹp có cơ quan sinh dục lưỡng tính ? A. Sán lông, sán lá máu, sán lá gan, sán bã trầu. B. Sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu. C. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán bã trầu. D. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán lá máu.
2 câu trả lời
Câu 01: Trùng roi xanh hô hấp bằng cách nào? A. Qua không bào co bóp và qua màng tế bào. B. Nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. C. Qua không bào tiêu hóa. D. Qua không bào co bóp. Đáp án của bạn: Câu 02: Chân giả của trùng biến hình được tạo thành nhờ: A. Không bào co bóp. B. Không bòa tiêu hóa. C. Nhân. D. Chất nguyên sinh. Đáp án của bạn: Câu 03: Trùng roi xanh di chuyển bằng cách nào? A. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển. B. Không bào co bóp hút và thải nước tạo áp lực cho cơ thể di chuyển. C. Không bào co bóp và điểm mắt giúp cơ thể di chuyển. D. Cơ thể uốn lượn tạo áp lực để di chuyển. Đáp án của bạn: Câu 04: Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm nào? A. Có chân giả rất ngắn. B. Chỉ ăn hồng cầu. C. Thích nghi cao với đời sống kí sinh. D. Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả rất ngắn, thích nghi cao với đời sống kí sinh. Đáp án của bạn: Câu 05: Trùng roi xanh di chuyển nhờ: A. Lông bơi. B. Roi bơi. C. Không có cơ quan di chuyển. D. Chân giả. Đáp án của bạn: Câu 06: Điểm mắt của trùng roi có màu: A. Đỏ. B. Nâu. C. Xanh lục. D. Đen. Đáp án của bạn: Câu 07: Trùng giày sinh sản theo những cách nào? A. Phân đôi và tiếp hợp. B. Tiếp hợp. C. Phân đôi. D. Phân nhiều. Đáp án của bạn: Câu 08: Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung? A. Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm. B. Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo. C. Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng, D. Cả 3 phương án trên đều đúng. Đáp án của bạn: Câu 09: Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây? A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn. B. Có khả năng kết bào xác. C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi. D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công. Đáp án của bạn: Câu 10: Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người? A. Cản trở giao thông đường thuỷ. B. Gây ngứa và độc cho người. C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi. D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi. Đáp án của bạn: Câu 11: Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là A. quang tự dưỡng. B. hoá tự dưỡng. C. dị dưỡng. D. dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp. Đáp án của bạn: Câu 12: Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào? A. Đối xứng toả tròn. B. Đối xứng hai bên. C. Đối xứng lưng – bụng. D. Đối xứng trước – sau. Đáp án của bạn: Câu 13: Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì? A. Cung cấp vật liệu xây dựng. B. Nghiên cứu địa tầng. C. Thức ăn cho con người và động vật. D. Vật trang trí, trang sức. Đáp án của bạn: Câu 14: Phần lớn các loài ruột khoang sống ở A. sông. B. biển. C. ao. D. hồ. Đáp án của bạn: Câu 15: Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng A. Các xúc tu. B. Các tế bào gai mang độc. C. Lẩn trốn khỏi kẻ thù. D. Trốn trong vỏ cứng. Đáp án của bạn: Câu 16: Vòng đời của sán lá gan có đặc điểm nào dưới đây? A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng. B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau. C. Sán trưởng thành kết bào xác vào mùa đông. D. Ấu trùng sán có khả năng hoá sán trưởng thành cao. Đáp án của bạn: Câu 17: Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh? A. sán lá gan, sán dây và sán lông. B. sán dây và sán lá gan. C. sán lông và sán lá gan. D. sán dây và sán lông. Đáp án của bạn: Câu 18: Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là gì? A. Ruột phân nhánh. B. Cơ thể dẹp. C. Có giác bám. D. Mắt và lông bơi tiêu giảm. Đáp án của bạn: Câu 19: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những giun dẹp có cơ quan sinh dục lưỡng tính ? A. Sán lông, sán lá máu, sán lá gan, sán bã trầu. B. Sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu. C. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán bã trầu. D. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán lá máu.
Đáp án+Giải thích các bước giải:
Câu 01: Trùng roi xanh hô hấp bằng cách nào?
A. Qua không bào co bóp và qua màng tế bào.
B. Nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.
C. Qua không bào tiêu hóa.
D. Qua không bào co bóp.
Trả lời: ⇒ B. Nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.
Giải thích: ⇒ Trùng roi xanh hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.
→ Chọn B
Câu 02: Chân giả của trùng biến hình được tạo thành nhờ:
A. Không bào co bóp. B. Không bòa tiêu hóa. C. Nhân. D. Chất nguyên sinh.
Trả lời: ⇒ D. Chất nguyên sinh.
Giải thích: ⇒ Chân giả của trùng biến hình được tạo thành nhờ chất nguyên sinh.
→ Chọn D
Câu 03: Trùng roi xanh di chuyển bằng cách nào?
A. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển.
B. Không bào co bóp hút và thải nước tạo áp lực cho cơ thể di chuyển.
C. Không bào co bóp và điểm mắt giúp cơ thể di chuyển.
D. Cơ thể uốn lượn tạo áp lực để di chuyển.
Trả lời: ⇒ A. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển.
Giải thích: ⇒ Trùng roi xanh di chuyển bằng cách: vừa tiến vừa xoay nhờ roi xoáy vào nước.
→ Chọn A
Câu 04: Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm nào?
A. Có chân giả rất ngắn.
B. Chỉ ăn hồng cầu.
C. Thích nghi cao với đời sống kí sinh.
D. Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả rất ngắn, thích nghi cao với đời sống kí sinh.
Trả lời: ⇒ A. Có chân giả rất ngắn.
Giải thích: ⇒ Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm có chân giả rất ngắn.
→ Chọn A
Câu 05: Trùng roi xanh di chuyển nhờ:
A. Lông bơi. B. Roi bơi. C. Không có cơ quan di chuyển. D. Chân giả.
Trả lời: ⇒ B. Roi bơi.
Giải thích: ⇒ Trùng roi xanh di chuyển nhờ roi bơi.
→ Chọn B
Câu 06: Điểm mắt của trùng roi có màu:
A. Đỏ. B. Nâu. C. Xanh lục. D. Đen.
Trả lời: ⇒ A. Đỏ.
Giải thích: ⇒ Điểm mắt của trùng roi có màu đỏ.
→ Chọn A
Câu 07: Trùng giày sinh sản theo những cách nào?
A. Phân đôi và tiếp hợp. B. Tiếp hợp. C. Phân đôi. D. Phân nhiều.
Trả lời: ⇒ A. Phân đôi và tiếp hợp.
Giải thích: ⇒ Trùng giày có 2 cách sinh sản là sinh sản vô tính phân đôi theo chiều ngang và sinh sản hữu tính hay còn gọi là tiếp hợp.
→ Chọn A
Câu 08: Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung?
A. Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm.
B. Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo.
C. Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng,
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Trả lời: ⇒ D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Giải thích: ⇒ Ruột khoang có vai trò đối với sinh giới và con người nói chung là: Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm; góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo; nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng, …
→ Chọn D
Câu 09: Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn.
B. Có khả năng kết bào xác.
C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi.
D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Trả lời: ⇒ B. Có khả năng kết bào xác.
Giải thích: ⇒ - Tuy chúng có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng các loài Ruột khoang đều có đặc điểm chung: cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
- Khả năng kết bào xác không phải là đặc điểm của ngành Ruột khoang. Khả năng kết bào xác tồn tại ở một số loài thuộc ngành Động vật nguyên sinh.
→ Chọn B
Câu 10: Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?
A. Cản trở giao thông đường thuỷ.
B. Gây ngứa và độc cho người.
C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.
D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.
Trả lời: ⇒ A. Cản trở giao thông đường thuỷ.
Giải thích: ⇒ Đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường thủy
→ Chọn A
Câu 11: Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là
A. quang tự dưỡng. B. hoá tự dưỡng. C. dị dưỡng. D. dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.
Trả lời: ⇒ C. dị dưỡng.
Giải thích: ⇒ Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở Ruột khoang là dị dưỡng: chúng thường ăn các loài động vật nhỏ và thực hiện bắt mồi bằng các tua miệng.
→ Chọn C
Câu 12: Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?
A. Đối xứng toả tròn. B. Đối xứng hai bên. C. Đối xứng lưng – bụng. D. Đối xứng trước – sau.
Trả lời: ⇒ A. Đối xứng toả tròn.
Giải thích: ⇒ Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô,… là những đại diện của ngành Ruột khoang. Tuy chúng có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung: cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
→ Chọn A
Câu 13: Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì?
A. Cung cấp vật liệu xây dựng. B. Nghiên cứu địa tầng.
C. Thức ăn cho con người và động vật. D. Vật trang trí, trang sức.
Trả lời: ⇒ D. Vật trang trí, trang sức.
Giải thích: ⇒ Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích vật trang trí, trang sức
→ Chọn D
Câu 14: Phần lớn các loài ruột khoang sống ở
A. sông. B. biển. C. ao. D. hồ.
Trả lời: ⇒ B. biển.
Giải thích: ⇒ Ruột khoang rất đa dạng, phong phú; chúng sống ở biển nhiệt đới và biển nước ta. Chúng tạo nên một trong các cảnh quan độc đáo ở đại dương.
→ Chọn B
Câu 15: Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng
A. Các xúc tu. B. Các tế bào gai mang độc. C. Lẩn trốn khỏi kẻ thù. D. Trốn trong vỏ cứng.
Trả lời: ⇒ B. Các tế bào gai mang độc.
Giải thích: ⇒ Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng cách sử dụng các tế bào gai: Tế bào gai có hình túi, có gai cảm giác ở phía ngoài (1); có sợi rỗng dài, nhọn, xoắn lộn vào trong (2). Khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi.
→ Chọn B
Câu 16: Vòng đời của sán lá gan có đặc điểm nào dưới đây?
A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.
C. Sán trưởng thành kết bào xác vào mùa đông.
D. Ấu trùng sán có khả năng hoá sán trưởng thành cao.
Trả lời: ⇒ A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
Giải thích: ⇒ A. Đúng. Vòng đời của sán lá gan thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng (ấu trùng lông, ấu trùng trong ốc, ấu trùng có đuôi).
B. Sai. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng không giống nhau.
C. Sai. Sán trưởng thành không kết bào xác vào mùa đông
D. Sai. Ấu trùng sán phải trải qua nhiều vật chủ và khi gặp vật chủ thích hợp (trâu, bò, người,…) mới có khả năng hoá sán trưởng thành cao. Như vậy, khả năng năng hóa sán trưởng thành của ấu trùng sán không cao.
→ Chọn A
Câu 17: Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh?
A. sán lá gan, sán dây và sán lông. B. sán dây và sán lá gan. C. sán lông và sán lá gan.
D. sán dây và sán lông.
Trả lời: ⇒ B. sán dây và sán lá gan.
Giải thích: ⇒ Trừ sán lông ra thì các con sán còn lại đều có đời sống kí sinh.
→ Chọn B
Câu 18: Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là gì?
A. Ruột phân nhánh. B. Cơ thể dẹp. C. Có giác bám. D. Mắt và lông bơi tiêu giảm.
Trả lời: ⇒ B. Cơ thể dẹp.
Giải thích: ⇒ Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là cơ thể dẹp
→ Chọn B
Câu 19: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những giun dẹp có cơ quan sinh dục lưỡng tính ?
A. Sán lông, sán lá máu, sán lá gan, sán bã trầu.
B. Sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu.
C. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán bã trầu.
D. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán lá máu.
Trả lời: ⇒ C. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán bã trầu.
Giải thích: ⇒ Nhóm gồm toàn những giun dẹp có cơ quan sinh dục lưỡng tính là: Sán lông. sán dây, sán lá gan, sán bã trầu
→ Chọn C
( Gửi bạn tham khảo ạ.)
( Xin hay nhất, vote 5* + cám ơn ạ)