Cảm nhận về tình bà cháu trong đoạn thơ sau: “Tám năm ròng.....những cánh đồng xa”

1 câu trả lời

=> 034524

Bằng Việt là thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm vô giá nhưng nổi bật nhất có lẽ là "Bếp lửa". Thi phẩm đã tái hiện hình ảnh người bà gắn với kỉ niệm tám năm kháng chiến. Điều này được bộc lộ rõ nét rõ qua khổ thơ "Tám năm ròng....những cánh đồng xa". Xúc động làm sao khi mở ra trước mắt một khoảng thời gian dài đằng đẵng. Cụm từ "tám năm" chỉ là một khoảng thời gian ngắn trong đời người nhưng với từ "ròng" nó lại trở nên "đằng đẵng", ròng rã với bao nhọc nhằn, khó khăn vất vả. Trong khoảng mênh mông của đất trời và của tám năm ròng tuổi thơ khó nhọc ấy nghe văng vằng lại tiếng chim tu hú. Ta nghe đâu đây như tiếng thơ Tố Hữu vọng về: "Khi con tu hú gọi bầy/Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần". Phải, cũng chim tu hú ấy nhưng hình như ta không thấy sự tương đồng. Tiếng chim tu hú trong thơ Tố Hữu là tiếng chim báo hiệu mùa hè về. Còn ở đây, giữa những dòng thơ của Bằng Việt, tiếng tu hú cũng là tu hú gọi bầy - nhưng nghe sao da diết và đầy thương cảm đến thế! Hình ảnh ấy đã gợi cảm giác cô quạnh, dòng hồi ức của người cháu qua đó mà hiện lên bằng những hình ảnh thơ rất chân thực. Qua đây, người đọc thầm cảm ơn tác giả Bằng Việt vì đã đem đến những vần thơ ngọt ngào, chan chứa tình yêu thương đến vậy!

=> Câu cảm thán: nhưng nghe sao da diết và đầy thương cảm đến thế!

Phép nối: Trong khoảng mênh mông của đất trời và của tám năm ròng tuổi thơ khó nhọc ấy nghe văng vằng lại tiếng chim tu hú. (từ nối "và")

Câu hỏi trong lớp Xem thêm