Cảm nhận của em về tình cảm bé thu dành cho ba ( đoạn văn T-P-H trong đó có sử dụng thành phần biệt lập gạch chân thành phần biệt lập đó )

2 câu trả lời

Bé Thu bộc lộ tình yêu với cha trong truyện ngắn Chiếc lược ngà qua việc em đã không nhận ông Sáu- người đàn ông lạ mặt với vết thẹo là cha. Bé Thu tránh xa ông Sáu và thậm chí tỏ thái độ ghét bỏ. Cô bé với sự ương bướng ấy không làm bạn đọc ghét, giận ngay cả khi em hỗn với cha "Vô ăn cơm". Ta càng thấy tình cảm trong em, suy nghĩ trong em sao mà chân thành, tha thiết đến thế. Không nhận cha dù má có mắng, ông Sáu và mọi người khuyên ngăn, nịnh ngọt đủ điều. Người con chắc phải yêu cha mình lắm thì mới không bị tác động bởi mọi người và hoàn cảnh. Đồng thời, ta thấy ở đó sự cương quyết trong cô bé dù em rất nhỏ tuổi. Đến khi em nhận ra đó là cha nhờ lời giải thích của bà, cách thể hiện tình yêu của em càng làm ta thêm thương yêu, quý trọng. Tiếng gọi "Ba " của em được nhà văn so sánh như tiếng xé- đó là tiếng xé lòng, tiếng gọi kìm nén bấy lâu. Bé Thu nhận ra cha và em bộc lộ tình cảm của mình với cha đầy mãnh liệt, da diết. Những cái hôn khắp của em làm bạn đọc và tất cả mọi người đều phải xúc động. Nguyễn Quang Sáng đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện cùng với việc tạo nên những nút thắt trong câu chuyện để từ đó làm sáng lên câu chuyện tình cha con sâu nặng. Tóm lai, ở bé Thu, tình cảm của em với cha vô cùng sâu nặng, tha thiết.

*Chú thích:

- Thành phần biệt lập gạch chân

​Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, đầy cá tính và cũng có tình yêu ba vô cùng sâu sắc(câu mở rộng thành phần). Thu yêu quý người cha của mình rất nhiều, và trong tiềm thức của em, em chỉ có một người ba duy nhất, đó là người ba trong tấm hình chụp chung với má. Đối với Thu, tình cảm cha con là tình cảm vô cùng thiêng liêng và nó không dễ dàng gì để thay thế bằng một tình cảm khác. Thu yêu ba của em rất nhiều.Chính vì thế mà khi ông Sáu- ba em đi lính trở về với một vết thẹo dài trên má, em đã nhất quyết không nhận ba. Không phải vì Thu không yêu quý ba của mình mà chiến tranh với sự tàn khốc của nó đã hủy hoại đi khuôn dạng của một con người để rồi ngày ông Sáu trở về Thu không còn nhận ra được ba mình nữa. Ông Sáu hoàn toàn khác với người ab trong tấm hình mà em đã được xem. Vết thẹo kia , nó chính là dấu tích tàn khốc của chiến tranh để lại trên da thịt của ông Sáu. Nó khiến ông trở nên khác lạ và hoàn toàn xa cách với bé Thu. Cho rằng đây không phải cha mình, thế nên Thu hoàn toàn khước từ mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho. Vậy là bi kịch diễn ra. Trong khi một người cha hết mực thương nhớ con, chỉ có ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi để về thăm nhà và ở bên con thì đứa con lại không nhận cha, hơn thế nó còn có những thái độ và hành động không phải phép với cha. Tất cả những điều ấy càng tô đậm tình thuong, nỗi nhớ ba và tình cảm chân thành mà Thu dành cho ba của mình. Em không nhận ba vì trong tim em chỉ có một người ba duy nhất, một người ba mà em dành chọn tình yêu thương và không một ai có thể thay thế vị trí ấy của ba trong lòng em được. Và cứ tưởng rằng, một cô bé ngang bướng như vậy sẽ chẳng chịu nhận ba. Thế nhưng, khi em biết được sự thật, em đã không ngần ngạy chạy đến níu giữ chân ba, hôn lên vết thẹo trên mặt ba mình. Điều đó là minh chứng rõ nét nhất cho tình cảm cha con thiêng liêng mà không một thế lực bạo tàn nào có thể hủy hoại được, ngay cả đó là sự khốc liệt của chiến tranh.

*Chú thích: Đối với Thu `->` Thành phần biệt lập tình thái

`#Bii`