Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

2 câu trả lời

Dàn ý.

I . Mở bài: ( Nêu những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và những nét khái quát về nhân vật ông Hai .)

- Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu về đời sống nông dân nông thôn. 

- Truyện ngắn “Làng” được in lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948

- Nhân vật chính là ông Hai, một nông dân phải dời làng đi tản cư nhưng có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung kiên cách mạng.

  II.Thân bài

        1. Truyện ngắn” Làng”biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.

       2. Thành công của Kim Lân là đã miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây và tin làng theo Tây được cải chính một cách sinh động và độc đáo . Tâm trạng ấy mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.

         a. Tình yêu làng thể hiện khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo Tây:

    - Thông tin này đến với đến với ông lúc ông đang vui mừng về tinh thần kháng chiến của dân tộc. “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,... “

  - Dù cố nghi ngờ nhưng lời lẽ rành rọt của những người đi tản cư khiến ông không thể tin. Quá bất ngờ và thất vọng ông chỉ còn cách chạy trốn chạy khỏi nơi đó như thể vô can trước lời quyền rủa của những người đi tản cư.

      b, Tình yêu làng thể hiện khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính: Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.

 - Nếu lúc trước ông hai đau khổ bao nhiêu thì bây giờ ông sung sướng, hạnh phúc bấy nhiêu. Ông trở về trạng thái là một người hay chuyện và hay khoe về làng. “ Khuôn mặt ông vui tươi rạng rỡ ông chia quà cho các con, miệng bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy..”. Lão múa tay trên mà khuê cái tin ấy với mọi người.

- Ông hồ hởi khoe về tinh thần kháng chiến của làng. “ Tây nó đốt nhẵn nhà tôi rồi,...” Ông muốn tất cả mọi người cùng chung vui với ông nhà ông bị đốt nhà ông bị đốt. Nhưng đó lại là điều khiến ông vui sướng bởi đó là minh chứng cho tinh thần kháng chiến của làng ông một làng chợ Dầu mới được hồi sinh cao hơn đẹp hơn và xứng đáng với niềm tin của ông. 

3, Nghệ thuật:

- Kim Lân thành công trong cách xây dựng cốt truyện tâm lí, đặt nhân vật trong tình huống gay gắt, đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tâm trạng tính cách nhân vật.

- Miêu tả nổi bật tâm trạng tính cách nhân vật qua đối thoại, độc thoại, đấu tranh nội tâm, ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ, suy nghĩ, hành động.

- Nhà văn Kim Lân đã thể hiện rất chân thực và sống động tình cảm của ông Hai đó là sự hòa quyện, thống nhất giữa tình yêu của làng quê và đất nước khiến ta trân trọng và xúc động biết bao.

III.Kết bài.

  - Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời chống Pháp yêu làng, yêu nước sâu sắc.

- Liên hệ bản thân: Là học sinh chúng ta cần ra sức học tập và rèn luyện không phụ lòng những người đi trước đã ho sinh bảo vệ độc lập cho tổ quốc.

Tuyên truyền đến mọi người ,nâng cao tinh thần yêu nước nhất là trong thời buổi COVID 19

I ) Mở bài :

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.

- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.

II) Thân bài :

_Luận điểm 1: tình yêu làng

+ Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình

- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em

+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”

+ Luận cứ 2 : tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc :

- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:”Hà, nắng gớm, về nào… “ rồi cúi mặt mà đi.

- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc.

- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.

- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.

+Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính

- Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

_Luận điểm 2: tình yêu nước :

- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.

- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.

- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ).

III) Kết bài :

-Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.

-Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm