Cách mạng tân hợi 1911

2 câu trả lời

Nguyên nhân và diễn biến sửa mã nguồn]Tôn Dật Tiên, người có vai trò quan trọng trong Cách mạng Tân Hợi

Phẫn uất vì thất bại nhục nhã sau các cuộc Chiến tranh Nha phiến (1840 - 1842  1857 - 1860), Chiến tranh Thanh - Nhật (1894 - 1895), đặc biệt là việc liên quân tám nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh (1900) cùng với đó nhân dân Trung Quốc muốn thực hiện cải cách thể chế chính trị và phế bỏ nhà Thanh. Ngoài ra cao điểm nhất là vào thời điểm nhà Thanh thực hiện "Quốc hữu hóa đường sắt", trao quyền kinh doanh tuyết đường sắt Việt-Hán và xuyên Hán cho cả bốn đế quốc Anh, Mỹ, Pháp và Đức.

Theo suy nghĩ của những người đương thời, thì nhà Thanh là một chính quyền do ngoại tộc (Mãn Châu) làm chủ, vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăn trở đất nước phát triển theo đường lối tư bản.

Lúc bấy giờ có Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn) hiểu rõ ý nguyện của dân, ông sáng lập Đồng Minh hội tại Nhật Bản với cương lĩnh "Đánh đuổi giặc Thát[3], khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ hợp quần".

Theo sử liệu, thì Cách mạng Tân Hợi thành công không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của cuộc vận động cách mạng lâu dài và các cuộc nổi dậy trước đó, mà công đầu là Đồng Minh hội do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý

Cách mạng Tân Hợi (tiếng Trung: 辛亥革命; bính âm: Xīnhài Gémìng) còn được gọi là Cách mạng Trung Quốc hay Cách mạng năm 1911 là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản người Hán lãnh đạo nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh. Sau cuộc cách mạng này, người Hán trở lại nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm tại Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á [2] khác. Cuộc cách mạng này có tên là Cách mạng Tân Hợi (Hsin-hai) vì nó xảy ra năm 1911, năm Tân Hợi (辛亥) theo hệ thống Can Chi âm lịch.

Cách mạng gồm nhiều cuộc nổi dậy và khởi nghĩa nối tiếp nhau mà bước ngoặt là cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương ngày 10 tháng 10 năm 1911. Cuộc khởi nghĩa này là kết quả của việc đàn áp Phong trào Bảo vệ Đường sắt (保路運動). Cuộc cách mạng kết thúc khi Hoàng đế cuối cùng của Nhà Thanh Phổ Nghi thoái vị, đánh dấu sự kết thúc 2,000 năm tồn tại của các triều đại quân chủ tại đế quốc Trung Hoa và bắt đầu thời kỳ Cộng hòa do người Hán nắm quyền đến nay.[3]

Cuộc cách mạng phát sinh chủ yếu là phản ứng đối với sự suy tàn của nhà Thanh mà trong mắt người đương thời là ngoại tộc, vốn đã tỏ ra "bất lực" trong nỗ lực hiện đại hóa Trung Quốc và chống lại sự xâm lược của các nước phương Tây. Những lực lượng phản Thanh hoạt động bí mật, với sự hỗ trợ từ những nhà cách mạng lưu vong, đã cố gắng lật đổ nhà Thanh. Cuộc nội chiến ngắn sau đó kết thúc thông qua một thỏa hiệp chính trị giữa Viên Thế Khải, trọng thần của triều đình nhà Thanh và Tôn Dật Tiên, lãnh đạo Đồng Minh Hội. Sau khi triều đình nhà Thanh trao quyền lực cho nền Cộng hòa mới thành lập, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập cùng với Quốc dân Đại hội. Tuy nhiên, Viên Thế Khải đã thâu tóm quyền lực chính trị của chính phủ quốc gia mới  Bắc Kinh và lên ngôi hoàng đế dẫn đến nhiều thập kỷ chia rẽ chính trị, chủ nghĩa quân phiệt và phục vị bảo hoàng.

Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan  Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  Đại lục đều tự coi mình là những người kế thừa hợp pháp từ cuộc Cách mạng Tân Hợi và tôn vinh những lý tưởng của cuộc cách mạng trong đó có chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng hòa, hiện đại hóa Trung Quốc và đoàn kết dân tộc. Ngày 10 tháng 10 được kỷ niệm tại Đài Loan là Ngày Song Thập, ngày quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc. Tại Trung Quốc đại lục, Hồng Kông  Ma Cao (Trung Quốc), ngày này được tổ chức là Lễ kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi.

Good luck!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm