cách kể lại câu chuyện văn hay chữ tốt và người ăn ai giúp mình với

2 câu trả lời

Văn hay chữ tốt

Tôi là Cao Bá Quát, quê ở huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Thuở nhỏ đi học, chữ tôi rất xấu nên nhiều bài văn dù viết hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một hôm có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu lên quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn có được không?

Tôi vui vẻ trả lời:

-  Tưởng việc gì khó, chứ việc đó cháu xin sẵn lòng!

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, tôi yên trí quan trên sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ tôi xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường, về nhà, bà cụ kể lại chuyện ấy khiến tôi vô cùng ân hận. Tôi biết dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì. Từ đó, tôi dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, tôi cầm que vạch lên cột nhà luyện cách viết nét “sổ thẳng” cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, tôi viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, tôi lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ tôi mỗi ngày một đẹp. Sau này, tôi nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.



Người ăn xin

Lúc ấy, Tuốc-ghê-nhép – nhà văn nổi tiếng người Nga, còn là một cậu bé, đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt cậu.

Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói, cơ hàn đã biến con người già nua kia thành xấu xí. Đau khổ biết nhường nào! Tuốc-ghê-nhép nhói lòng nghĩ.

Ông già chìa trước mặt cậu bé Tuốc-ghê-nhép bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Giọng ông hổn hển, van lơn chẳng ra hơi.

Cậu bé Tuốc-ghê-nhép lục tìm hết túi nọ, túi kia nhưng chẳng có gì. Cậu chẳng có tài sản gì dù chỉ một chiếc khăn tay.

Người ăn xin vẫn đợi cậu, tay vẫn chìa ra. Vô cùng thương xót, cậu bé Tuốc-ghê-nhép nắm chặt bàn tay run rẩy, sưng húp kia, chân thành nói:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Ông lão ăn xin nhìn cậu bé Tuốc-ghê-nhép chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đột nhiên đôi môi tái nhợt của ông lão nở nụ cười và bàn tay ông lão từ từ siết chặt bàn tay cậu bé Tuốc-ghê-nhép. Ông già ăn xin nói bằng giọng khản đặc:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Vỡ òa trong trái tim thơ ngây của cậu bé Tuốc-ghê-nhép một cảm xúc mãnh liệt: cậu hiểu rằng cả cậu nữa, cậu cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

Chữ cũng là tâm người viết. Tâm vẽ ra hình mà có thể phân biệt được người chính hay tà”. Điều này chứng tỏ chữ viết có vai trò vô cùng quan trọng với sự nghiệp của con người. Nhận thức được điều đó tôi đã cố gắng nâng cao trình độ của mình để làm nên được việc lớn. 

  Tôi là Cao Bá Quát, quê ở huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Thuở nhỏ đi học, chữ tôi rất xấu nên nhiều bài văn dù viết hay vẫn bị thầy cho điểm thấp.  Một hôm có bà cụ hàng xóm sang nhờ viết lá đơn để kêu oan. Tôi đã vui vẻ đồng ý. Tôi đã viết lá đơn bằng tất cả những lý lẽ. Nào ngờ, chữ tôi xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường. Việc ấy khiến tôi vô cùng ân hận. Tôi nhận ra dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì. Từ đó, tôi dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Tôi luyện chữ cả ngày lãn đêm. Chữ viết đã tiến bộ, tôi lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ tôi mỗi ngày một đẹp. Sau này, tôi nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

  Con người sinh ra không phải ai cũng đã có được những nét chữ đẹp, mà chỉ tài giỏi thôi cũng không đủ nên bản thân mỗi con người phải trau dồi cho mình cả văn hay lẫ chữ đẹp để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.